19:01 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Siết chặt quản lý sử dụng đất lúa

Thứ hai - 14/05/2012 05:14
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 1/7/2012.
Chính phủ yêu cầu hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp.

Chính phủ yêu cầu hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp.

Trong đó, quy định hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. Việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước phải đáp ứng 3 điều kiện: Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng; Có phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện trong thuyết minh tổng thể của dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định phải có phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng theo quy định.
Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa cũng được quy định trong nghị định. Cụ thể, phải sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt; sử dụng tiết kiệm, không bỏ đất hoang, làm ô nhiễm, thoái hóa đất. Nghiêm cấm các hành vi: Gây ô nhiễm, làm thoái hóa, làm biến dạng mặt bằng của đất dẫn đến không trồng lúa được; bỏ hoang đất chuyên trồng lúa nước từ 12 tháng trở lên và đất lúa khác từ 2 năm trở lên không vì  lý do thiên tai bất khả kháng.
Nghị định cũng quy định mức hỗ trợ ngân sách cho địa phương sản xuất lúa. Trong giai đoạn 2012 - 2015, ngoài hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành còn được ngân sách T.Ư hỗ trợ bổ sung cho ngân sách địa phương với mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Người sản xuất lúa còn được hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Cụ thể, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70%; hỗ trợ 50% khi sản xuất lúa bị thiệt hại từ 30 - 70%. Đồng thời, ngân sách Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng thành đất trồng lúa hoặc cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước; mức chi phí do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư xác định.
Theo Ktdt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 323


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 993535

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71220850