23:32 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

TP.HCM: Vì sao người dân ngoại thành chưa “mê” nước sạch?

Thứ hai - 27/08/2018 05:25
Theo số liệu thống kê của xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TP.HCM), trong số 8.000 đồng hồ nước đã gắn, chỉ có 7.242 đồng hồ được sử dụng, đạt tỷ lệ hơn 90%, nhưng chỉ số nước dùng cũng còn thấp. Lý do người dân đưa ra trong việc “chê” sử dụng nước máy là tốn tiền và... “thấy ghét” ông nhân viên ghi hoặc thu tiền nước.

Do thói quen, sợ tốn tiền

Đánh giá về tỷ lệ sử dụng nước sạch tại địa phương, ông Bùi Thanh Việt - Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Quản lý chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Tân Thông Hội cho biết: “Mặc dù các ban, ngành, đoàn thể xã, ấp đã có nhiều nỗ lực trong công tác vận động, tuyên truyền đến người dân, tuy nhiên tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch còn thấp, do thói quen sử dụng nước giếng khoan của đa số người dân và tin tưởng nước tốt, không ảnh hưởng sức khỏe. Một lý do nữa là người dân có tâm lý không muốn trả thêm tiền phí nước hàng tháng. Bên cạnh đó, dịch vụ ghi chỉ số nước, thu phí còn nhiều bất cập nên người dân ngưng sử dụng”.

 tp.hcm: vi sao nguoi dan ngoai thanh chua “me” nuoc sach? hinh anh 1

Người dân sử dụng nước giếng khoan bơm vào bồn chứa.  Ảnh: H.Q

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tích cực tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền vận động hộ dân sử dụng nước sạch đạt 100% số hộ đã gắn đồng hồ”.

Ông Bùi Thanh Việt -
Chủ tịch UBND xã

Còn về phía người dân, qua trao đổi, một số người cho rằng, hiện giá nước sạch còn cao, nếu dùng hoàn toàn nước sạch để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày thì sẽ phát sinh một số tiền lớn phải trả hàng tháng cho dịch vụ này.

Theo anh Trần Quốc Vũ, ngụ đường 24, ấp Trung: “Gia đình tôi đã được gắn đường ống nước sạch, nhưng cũng chỉ dùng khoảng 10% cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”. Lý do dùng ít nước sạch, theo anh Vũ là  trước giờ dùng nước giếng khoan thấy vẫn tốt, quen rồi, giờ dùng nước máy chưa quen, mùi khác với mùi nước giếng, kiểu như mùi thuốc tẩy nên không thích dùng.

Ông Mai Văn Cỡ - Tổ trưởng tổ 2, đồng thời là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh của ấp Trung, người tích cực đi vận động các hộ dân sử dụng nước sạch, chia sẻ: “Trên địa bàn tôi phụ trách, có một vài hộ đã gắn đồng hồ, nhưng chỉ số nước tiêu thụ rất ít, hoặc gần như không phát sinh. Bà con vẫn còn tâm lý rằng nước giếng còn dùng tốt, chưa bị ô nhiễm nên tiếp tục sử dụng. Vài hộ không dùng nước sạch do lo ngại phải trả thêm tiền hàng tháng”.

Dịch vụ còn nhiều bất cập

Một hộ dân ở ấp Hậu cho biết, gia đình rất ít dùng “nước vòi”, chủ yếu sử dụng vào việc ăn uống, còn lại các sinh hoạt khác như tắm rửa, giặt giũ, tưới cây, vệ sinh chuồng trại đều dùng nước giếng. Ông cho biết còn chưa tin tưởng về độ chính xác của đồng hồ nước, vì có khi gia đình ít dùng mà đồng hồ lại báo quá nhiều (?!)

Cũng tại ấp Hậu, chị Mỹ Trinh - chủ một nhà vườn trồng lan tỏ ra không hài lòng về nhân viên ghi số nước: “Gia đình tôi dùng nước với lượng trung bình đều đặn mỗi tháng, không có nhu cầu gì tăng đột biến. Tuy nhiên vừa qua, đùng một cái hóa đơn tháng rồi hết hơn 600.000 đồng, gấp mấy lần những tháng trước. Hỏi lại bên cấp nước thì được biết do nhân viên ghi chỉ số nước sai sót những tháng trước nên tháng này cộng gộp!”.

Tương tự ông Trần Ngọc Thanh ngụ tại ấp Trung, xã Tân Thông Hội nói thẳng: “Bản thân tôi hết sức ủng hộ việc dùng nước sạch và cũng tích cực vận động bà con lối xóm cùng dùng. Tuy nhiên quả thật vấn đề dịch vụ cung cấp nước còn nhiều bất cập, đơn cử như việc gắn đồng hồ, để ở vị trí không thuận lợi, nếu nhà đi vắng nhân viên ghi chỉ số không vào ghi được mà áng chừng chỉ số, như vậy là không chính xác. Hơn nữa, người ghi chỉ số và bên thu tiền phí lại đi vào 2 lần khác nhau, người dân tiếp rất mất thời gian, việc này bên dịch vụ nên kết hợp để thuận tiện hơn cho dân”.

Theo Hữu Quang (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 179


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 972416

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72655125