|
Nhờ biết chuyển đổi cơ cấu lao động, đời sống của người dân xã Nhơn Đức đã được cải thiện đáng kể Vận động dân chuyển dịch cơ cấu lao động Từ mục tiêu đó, Đảng ủy, Ban quản lý chương trình xây dựng NTM xã xác định, muốn thay đổi bộ mặt nông thôn về chất thì phải vận động nhân dân tích cực tham gia học chữ, học nghề chuyển dịch cơ cấu lao động để tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. Bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh –Trưởng Ban Quản lý xây dựng NTM xã Nhơn Đức cho biết, công việc đầu tiên chúng tôi phải làm là bắt tay thực hiện tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu lao động trong Đề án. Theo đó, tiến hành điều tra nắm chắc trình độ văn hóa, trình độ tay nghề, thu nhập của người lao động tại địa phương, tỷ lệ lao động trên từng lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ, ngành nghề khác, trên cơ sở đó xây dựng Nghị quyết lãnh đạo, xây dựng kế hoạch phân công thực hiện sát hợp với tình hình thực tế. Sở Nông nghiệp, Hội Nông dân, Trung tâm khuyến nông đã hướng dẫn, hỗ trợ phát triển, phổ biến nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả như nuôi heo, bao đê nuôi tôm, cá, trồng cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh,… từ đó tạo hiệu quả sử dụng đất và bổ sung kiến thức, kỹ thuật nuôi trồng cho nông dân. Ban quản lý chương trình xây dựng NTM xã đã phối hợp với Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh tổ chức lớp bồi dưỡng phối hợp với Chi cục phát triển nông thôn tổ chức tập huấn, tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp (nuôi cá sấu, cá cảnh, các rô đầu vuông, tôm càng xanh, tôm sú, heo rừng) cho 600 người. Ngoài ra, còn được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và huyện tổ chức tập huấn ngành nghề cho hơn 400 chị em phụ nữ nội trợ có việc làm thêm tại nhà, góp phần tăng thu nhập. Thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố, UBND xã, các đoàn thể đã tạo điều kiện nhằm phát triển sản xuất theo mô hình tổ hợp tác và sản xuất kinh doanh cá thể. Qua đó, đã góp phần thiết thực đối với công tác giảm hộ nghèo, tăng hộ khá và hướng dẫn hỗ trợ giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Cuộc sống đổi thay Trong 3 năm thực hiện Đề án xây dựng NTM, xã đã tổ chức khảo sát, nắm số liệu về thực trạng lao động hàng năm nhằm kiến nghị, định hướng kịp thời để giảm thiểu số lượng người thất nghiệp trên địa bàn xã. Qua điều tra cho thấy, sự chuyển dịch rõ rệt của lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực khác trên địa bàn xã hiện nay là gần 6%. Người lao động tham gia đào tạo nghề sau khi hoàn thành khóa học đều tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đã học, bình quân thu nhập của người lao động tại địa phương từ 2 - 5 triệu đồng/người/tháng. Anh Trần Văn Đấu (28 tuổi) ở ấp 2, xã Nhơn Đức phấn khởi chia sẻ: "Trước đây, tôi làm nghề sơn nước nhưng nghề này lúc có, lúc không nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Nhờ chương trình hỗ trợ học nghề của Nhà nước, tôi đã theo học xong nghề xây dựng. Đến nay, tôi có thu nhập ổn định mỗi tháng gần 9 triệu đồng, chi tiêu trong gia đình cũng đỡ chật vật hơn”. Ông Bùi Hòa An – Phó Chủ tịch UBND, Phó Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Nhà Bè cho rằng, từ những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, xã Nhơn Đức đã cơ bản hoàn thành tiêu chí về cơ cấu lao động. "Nhìn chung, sau 3 năm thực hiện đề án, hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư, các tuyến hẻm mở rộng, nhựa hóa lắp đặt hệ thống thoát nước, người dân hăng hái lao động sản xuất...Tất cả những điều đó đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hiện nay và những năm tiếp theo”, ông Bùi Hòa An khẳng định. QUỐC ĐỊNH |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn