09:15 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu nông nghiệp: Phải đặc biệt chú ý lợi ích của nông dân

Thứ hai - 09/04/2012 10:25
Bộ NNPTNT đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng thu nhập cho người nông dân. NTNN phỏng vấn TS Vũ Trọng Bình - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn.

 

Thưa ông, chúng ta nói “tái cơ cấu” nông nghiệp, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, việc “tái cơ cấu” này chủ yếu vẫn nhằm tới mục tiêu gia tăng năng suất hơn là tăng chất lượng?

-Việc tái cơ cấu nông nghiệp, theo tôi đầu tiên cần phải tái cơ cấu về mặt không gian. Bởi trong nông nghiệp hiện nay, sẽ có mối quan hệ giữa nông nghiệp với đô thị, nông nghiệp với công nghiệp. Đặc biệt, trong không gian nông nghiệp phải quy hoạch một cách rõ ràng, nhất là ý tưởng sản xuất nông nghiệp, xem đâu là vùng sản xuất cái gì, từ đó giao đất cho các doanh nghiệp lâu dài và rõ ràng và xây dựng hệ thống doanh nghiệp dịch vụ.

Nông dân là đối tượng cần được quan tâm trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.

Mặt khác, việc xây dựng không gian nông nghiệp phải theo chuỗi, các ngành hàng, từ đó chia ra xem ngành hàng nào cần đầu tư theo cấp độ quốc gia, theo vùng hay ngành hàng cần tập trung vào công nghiệp chế biến và xây dựng thị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có chính sách đầu tư cho doanh nghiệp tư nhân, vì chính họ mới có thể làm tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp. Vậy theo ông, về mặt chính sách chúng ta đã đảm bảo cho khối này hay chưa?

-Trong việc đầu tư cho tư nhân, cái mà họ cần là làm sao để có một môi trường đầu tư an toàn, lâu dài, bền vững, kể cả đầu tư tín dụng trong và ngoài nước, các nguồn tài trợ quốc tế ODA, đặc biệt vai trò của các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Không phải chỉ doanh nghiệp nhà nước, mà các doanh nghiệp tư nhân cũng có quyền tiếp cận một cách bình đẳng trong việc tái cơ cấu, đặc biệt là tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, trong tất cả các công đoạn kể cả sản xuất, lẫn xuất nhập khẩu.

Trong đề án, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu sẽ tăng thêm 20% sản lượng nông sản trong gần 10 năm tới. Mục tiêu này, theo ông liệu có khả thi?

-Tôi cho rằng, mục tiêu của tái cơ cấu là tăng thêm tiền, giá trị gia tăng, số tiền chúng ta thu được, chứ không phải khối lượng sản phẩm. Cũng có thể tổng khối lượng xuất khẩu của chúng ta vẫn như hiện nay, nhưng lợi nhuận mà chúng ta thu được trên một đơn vị sản phẩm sẽ tăng lên. Mục tiêu xa hơn nữa là, tạo nên thế cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam một cách bền vững, đi ra được thị trường nước ngoài. Trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta cũng phải đi theo hướng sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường không gian sản xuất, đây mới là vấn đề cần quan tâm.

Thưa ông, có rất nhiều ý kiến cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp, tức là phải tăng thu nhập của những người nông dân, đặc biệt là người dân nghèo. Song để đạt được mục tiêu này là không dễ dàng. Theo ông, chúng ta cần đột phá vào đâu để giải quyết?

-Trong tái cơ cấu phải đa dạng chính sách nông nghiệp. Mỗi một vùng miền chúng ta phải có một chính sách khác nhau. Song chúng ta cũng phải có những chính sách cho các doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ để họ tham gia vào quá trình tái cơ cấu. Không thể bỏ rơi người dân trong quá trình tái cấu trúc.

Nông nghiệp cần thích ứng cao với sự thay đổi khí hậu thông qua sự thay đổi canh tác, để từ bất lợi thành lợi thế; kiểm soát dịch bệnh qua con đường sinh học...

Như ông đã nói, sản xuất nông nghiệp ngày càng mang tính hàng hóa cao. Vậy làm sao để chúng ta vừa sản xuất có tính hàng hóa, nhưng cũng vừa đảm bảo được vấn đề bảo vệ môi trường bền vững?

- Chúng ta xác định sản xuất nông nghiệp phải mang tính chất sinh thái bền vững, thân thiện môi trường, hài hòa về sinh học, kiểm soát được ô nhiễm môi trường, đảm bảo được sự bền vững độ phì nhiều của đất, giữ được đa dạng sinh học. Chúng ta cần có những quy định kiểm soát, cấp chứng chỉ trong sản xuất, tổ chức sản xuất, hỗ trợ xây dựng thương hiệu với sản phẩm nông nghiệp, có sử dụng kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường và sinh thái. Đây cũng là những điều kiện mà thị trường các nước phát triển yêu cầu.

Xin cảm ơn ông!

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 162


Hôm nayHôm nay : 41389

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336371

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60658328