18:34 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tam nông ở Kon Tum

Thứ năm - 27/03/2014 04:22
Song song với đầu tư vốn cho người nông dân, Agribank Kon Tum còn tích cực đầu tư vốn cho các DN chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, nhất là cà phê, cao su trên địa bàn nông thôn.


Điểm tựa của người nông dân

Tiếng là địa bàn nông nghiệp nông thôn, nhưng việc thực hiện chính sách cho vay tam nông theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ở Kon Tum rất khác. Ông Trần Ngọc Ân, Giám đốc Agribank chi nhánh Kon Tum chia sẻ, đặc thù của địa phương là hầu hết hộ nông dân trồng các loại cây công nghiệp chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu… Họ cần một lượng vốn lớn để chăm sóc, mở rộng diện tích vườn cây. Bình quân mỗi hộ cần đầu tư từ 50 triệu đồng trở lên, thậm chí có nhiều hộ cần đến cả tỷ đồng để mua phân bón, thuốc trừ sâu, trả lương cho người lao động. Đó là chưa nói đến nhu cầu đầu tư mở rộng diện tích sản xuất.

Thực tế cho thấy, gần đây do chi phí sản xuất, giá cả tăng nên người nông dân phải cần đến số vốn gấp 3-4 lần so với những năm trước. Không ít hộ nông dân không đủ điều kiện để trang trải dẫn đến khó khăn, việc đầu tư cho vườn cây bị thả nổi, co cụm diện tích chăm sóc kéo theo năng suất, chất lượng nông sản giảm, doanh thu kém, ảnh hưởng lớn đến đời sống người nông dân trên địa bàn. Trước tình hình đó, vốn ngân hàng chính là điểm tựa của bà con.

Thực hiện Nghị định 41, Agribank Kon Tum đã có những giải pháp thiết thực nhằm chia sẻ khó khăn cùng người nông dân như vận động những hộ chưa thực sự cần vốn tích cực trả nợ và sẽ giải quyết cho vay trở lại khi có nhu cầu; tham mưu cho chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ kịp thời các hộ thực sự gặp khó khăn, hộ nghèo... Từ đó, tập trung giải ngân cho những hộ đang cần vốn để tiếp tục đầu tư cho diện tích vườn cây đang có, đảm bảo đạt sản lượng khi vào vụ thu hoạch.

Để có cái nhìn khách quan về hiệu quả của “bốn mốt”, qua các TCTD, chúng tôi tiếp cận với nhiều hộ gia đình một thời nghèo khó, mà nói nôm na như người nông dân là hai bàn tay trắng, bốn bàn tay không. Thế nhưng, từ nguồn tín dụng của ngân hàng, cùng với sự chịu khó làm ăn, nhiều hộ đã phất lên từ làm nông nghiệp, trong đó “bốn mốt” đóng vai trò quan trọng.

Với vóc dáng nhỏ bé, bác nông dân Nguyễn Xuân Huấn ở thôn Thống Nhất - xã Hà Mòn - huyện Đăk Hà đang sở hữu hơn 5 ha vườn trồng cà phê và ao thả cá, doanh thu gần tỷ đồng mỗi năm, chia sẻ: Gia đình ở Hà Tĩnh di cư vào đây, thời gian đầu khi chưa vay vốn ngân hàng để đầu tư, vườn cây cứ èo uột, sản lượng không cao nên khó khăn lắm. Những năm gần đây, nhờ tiếp cận vốn của Agribank để xây đập ngăn suối, tích trữ nước tưới cho mùa khô, kết hợp với nuôi cá nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, doanh thu gấp 3 lần những năm trước…

Còn tỷ phú “chân đất” Hoàng Văn Chuyên ở Thôn I, thị trấn Đăk Hà có quy mô đất vườn hơn 23 ha trồng cà phê, lúa nước, nuôi cá, sân phơi, nhà kho… cho biết, nếu giá cả như hiện nay thì năm nay trang trại của tôi phải cần trên 1 tỷ đồng để đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công… Nhờ nguồn vốn vay của Agribank nên vườn cây được chăm sóc kịp thời, không bị ảnh hưởng đến năng suất. Chỉ tính riêng cây cà phê, gia đình tôi có thể thu hoạch hơn 200 tấn; cộng với thu từ lúa, cá… doanh thu năm nay khoảng 10 tỷ đồng. Về hiệu quả vốn vay và quan hệ với ngân hàng, ông Chuyên cho rằng, chỉ cần vay trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm thì hoàn trả được. Cán bộ tín dụng luôn tư vấn trong việc đầu tư, phát triển vườn cây để việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả và tránh được rủi ro…

Gắn kết DN - nông dân

Một tỉnh miền núi như Kon Tum, thoạt nghĩ ai cũng có thể hình dung như một vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”… nhưng đi sâu vào thực tế thì rất khác.


Vốn từ Agribank góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Chính từ nguồn tín dụng “bốn mốt” mà không riêng gì bác Huấn, bác Chuyên ở huyện Đăk Hà mà còn hàng ngàn hộ nông dân ở Kon Tum phất lên nhờ vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển cây công nghiệp. Nhiều hộ được chính quyền địa phương khen tặng các danh hiệu nông dân sản xuất giỏi như anh Nguyễn Duy Thuần (xã Hà Mòn) trồng cà phê cho năng suất cao; bác Lê Khắc Vỵ (thị trấn Đăk Hà), Đào Văn Tích (xã Đăk Đ’rin), Nguyễn Duy Khương (xã Đăk Mar) với mô hình trồng cà phê sạch theo tiêu chuẩn 4C (Chương trình phát triển cà phê bền vững), FLO (Chương trình cà phê thương mại công bằng), UTZ (Chương trình chứng nhận cà phê toàn cầu).

Song song với đầu tư vốn cho người nông dân, ngân hàng còn tích cực đầu tư vốn cho các DN chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, nhất là cà phê, cao su trên địa bàn nông thôn. Công ty TNHH Nguyên Huy Hùng là một trong những DN tại Kon Tum tích cực hợp tác với người nông dân trong việc hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, chế biến xuất khẩu cà phê sạch. Hiện nay, DN đang hợp tác với 2 hợp tác xã và trên 1.000 hộ nông dân để trồng cà phê sạch theo các tiêu chuẩn 4C, FLO và UTZ, với diện tích canh tác trên 1.000 ha. Tổng sản lượng thu mua của DN trên 6.000 tấn cà phê nhân/năm, trong đó 3.000 tấn dành cho xuất khẩu đến các thị trường Thụy Sỹ, Bỉ, Mỹ, Tây Ban Nha, Mexico.

Bà Phạm Thị Tuyết, Giám đốc Công ty Nguyên Huy Hùng cho hay, nhờ sự hỗ trợ vốn của ngân hàng nên DN đã mạnh tay đầu tư vốn, kỹ thuật, sân phơi và bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân. Sự hợp tác này mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia: nông dân bán sản phẩm với giá cao, được đầu tư kỹ thuật, cây giống và năng suất cũng cao; sản phẩm của DN dễ tiếp cận ở những thị trường khó tính, nâng cao uy tín trên trường; ngân hàng thì mở rộng đầu tư tín dụng, hiệu quả và ít rủi ro.

Gần 4 năm triển khai Nghị định 41, nguồn vốn của ngân hàng đã phát huy được hiệu quả thiết thực. Ông Hoàng Minh Tân, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Kon Tum cho hay: “Đến nay cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, với trên 4.492 tỷ đồng, chiếm 44% tổng dư nợ, với 91.157 khách hàng, chủ yếu tập trung vào việc cho vay trồng cao su tiểu điền, trồng và chăm sóc cây cà phê, phát triển kinh tế hộ, trồng cây dược liệu như sâm Ngọc Linh…”.

Để phục vụ tốt hơn đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn và nông dân, Chi nhánh chủ động đề xuất NHNN cho các NHTM mở phòng giao dịch những nơi có dân cư đông, kinh tế phát triển để bà con nông dân dễ dàng tiếp cận vốn và dịch vụ của ngân hàng, ông Tân cho biết thêm.

Bà Lê Thị Kim Đơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum khẳng định, Nghị định 41 của Chính phủ ra đời tạo nên sự đột phá đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Song để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn vay, bà Đơn đề xuất: “Các ngành chức năng cần sớm nghiên cứu, ban hành các tiêu chí, quy định về công nhận trang trại theo đặc thù của từng vùng miền, ưu tiên các tiêu chí tại khu vực Tây Nguyên để các hộ nông dân được cấp giấy chứng nhận trang trại, đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển hàng hóa”.

 

Công Thái
Nguồn thoibaonganhang.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 345


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1341419

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74388390