16:45 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tập trung nguồn lực xây dựng hạ tầng y tế

Thứ tư - 11/04/2012 06:32
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân thì không chỉ có đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, cao về chất lượng mà còn cần một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ. Đó cũng là mục tiêu hướng đến của Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có nhiều quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho ngành y tế. Ngoài nguồn vốn chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương giao cho Bộ Y tế, các bộ và ngân sách địa phương, Quốc hội, Chính phủ cũng có quyết định đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng cho một số chương trình, đề án lớn đầu tư nâng cấp hệ thống y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, các bệnh viện chuyên khoa tại nhiều địa phương. Ngoài ra còn nhiều cơ sở được đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án ODA, vốn vay Ngân hàng phát triển Việt Nam... Nhờ đó, hạ tầng cho các cơ sở y tế công lập từ trung ương xuống địa phương từng bước nâng cấp, củng cố và hoàn thiện.

Tính đến nay có 591 trong tổng số 645 bệnh viện tuyến huyện và một số phòng khám đa khoa khu vực; 157 bệnh viện tuyến tỉnh, 11 bệnh viện, cơ sở tuyến trung ương được sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. Trong đó 145 bệnh viện huyện, 46 phòng khám đa khoa khu vực đã hoàn thành đưa vào sử dụng; hình thành hệ thống các bệnh viện lao, tâm thần trong cả nước. Hầu hết các bệnh viện còn lại cũng đã hoàn thành được một số hạng mục công trình, có bệnh viện  hoàn thành khu vực khám bệnh, có bệnh viện hoàn thành nhà điều trị, khu xử lý chất thải, khu kỹ thuật với hàng triệu m2 xây dựng... Đồng thời các bệnh viện mua sắm được nhiều trang thiết bị cần thiết như: máy siêu âm, X-quang, máy thở, mo-ni-tơ, bàn mổ, các bộ dụng cụ khám bệnh, phẫu thuật, thủ thuật, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học... Người bệnh được sử dụng các buồng bệnh mới được đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, khang trang, sạch sẽ hơn trước nhiều; các trang thiết bị đưa vào sử dụng, có hiệu quả ngay, làm tăng chất lượng khám chữa bệnh. Công suất sử dụng giường bệnh của hầu hết các bệnh viện đều tăng khoảng 30% so với trước đây. Nhiều bệnh viện đã thực hiện được hơn 80% số kỹ thuật phân tuyến cho bệnh viện huyện, quản lý các bệnh mãn tính tại địa bàn, góp phần giảm quá tải cho tuyến trên, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân ngay trên địa bàn cư trú. Tạo điều kiện để người bệnh, nhất là người có thẻ BHYT được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế được thuận lợi hơn (khoảng 70% số lượt người điều trị ở tuyến huyện là người bệnh có thẻ BHYT, ở những vùng miền núi, khó khăn hầu hết là người có thẻ BHYT).

Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh ngày càng tăng, cho nên nhu cầu vốn đầu tư để hoàn thiện hệ thống y tế nước ta còn rất lớn. Việc đầu tư trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu của ngành y tế, các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, trạm y tế xã vẫn chưa có nguồn vốn riêng, ổn định để đầu tư. Do vậy hệ thống y tế nước ta vẫn chưa đồng bộ, chưa phát triển được các trung tâm y tế chuyên sâu, các trung tâm y tế vùng. Cũng do phân cấp quản lý ngân sách và đầu tư cho nên việc đầu tư còn theo địa giới hành chính, chưa thật sự gắn chặt với cụm dân cư; hệ thống các cơ sở y tế chưa kết nối được với việc phát triển cơ sở hạ tầng chung của cả nước như ở các khu vực đô thị mới chưa có kết cấu hạ tầng về y tế. Chúng ta cũng chưa có điều kiện phát triển thêm các bệnh viện ở các khu vực ngoài đô thị để hạn chế dồn ép mật độ tại khu vực nội thành. Đây là những vấn đề tồn tại mà ngành y tế đang đề nghị Chính phủ, các địa phương phối hợp quan tâm giải quyết trong thời gian tới.

Phát triển hệ thống y tế theo hướng mở

Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã đề ra nhiều mục tiêu về kết cấu hạ tầng y tế. Để đạt các mục tiêu đó, ngành y tế đang tập trung rà soát, điều chỉnh và bổ sung để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống y tế đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (điều chỉnh và thay thế quy hoạch hiện nay) theo hướng tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông nâng cao sức khỏe; mở rộng dịch vụ y tế tại cơ sở, quản lý các bệnh mãn tính tại trạm y tế xã, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng. Quy hoạch phát triển các bệnh viện theo cụm dân cư, không theo địa giới hành chính, khuyến khích phát triển các bệnh viện chuyên khoa theo vùng, cho phép các bệnh viện phát triển theo khả năng và năng lực để tăng năng lực phục vụ người bệnh.

Đồng thời triển khai các giải pháp về đầu tư như rà soát các dự án để tập trung vốn đầu tư cho các dự án, công trình thật sự cần thiết, sắp hoàn thành để đưa vào sử dụng, tránh đầu tư dàn trải; ưu tiên đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng để làm tốt công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, giảm tải từ xa cho các bệnh viện. Bộ Y tế đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm tải cho một số bệnh viện tuyến T.Ư và Hà Nội, TP Hồ Chí Minh gắn với việc hình thành mạng lưới bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa đầu ngành để thực hiện khám, chữa bệnh theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục và đồng bộ về cấp độ chuyên môn. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư phát triển nhanh kỹ thuật y tế chuyên sâu bằng nhiều nguồn vốn khác nhau tại các trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Huế - Đà Nẵng; xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu Cần Thơ đạt trình độ khu vực, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân và giảm bớt tình trạng người bệnh phải ra nước ngoài khám, chữa bệnh. Tiếp tục hoàn thành đầu tư cho bệnh viện tuyến huyện, các bệnh viện tuyến tỉnh, chuyên khoa tâm thần, lao, ung bướu, nhi và một số đơn vị T.Ư theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sử dụng vốn trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác. Xây dựng đề án đầu tư phát triển hệ thống cơ sở y tế thực hiện nhiệm vụ y tế dự phòng đồng bộ (bao gồm hệ thống y tế cơ sở, cơ sở y tế dự phòng, kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm) và đề án đầu tư, nâng cấp hệ thống các trường y dược và kỹ thuật y tế trong toàn quốc, ưu tiên cho các trường trọng điểm và các viện nghiên cứu trọng điểm.

Bên cạnh việc phát triển y tế phổ cập, ngành y tế sẽ có những ưu tiên đầu tư để phát triển y tế chuyên sâu, thông qua việc trình cơ quan có thẩm quyền cho phép triển khai Đề án thí điểm một số cơ chế chính sách đối với các trung tâm điều trị theo nhu cầu bằng kỹ thuật tiên tiến và phát triển y tế chuyên sâu, trong đó sẽ sử dụng nhiều nguồn vốn: ngân sách, vay, huy động, xã hội hóa để đầu tư xây dựng một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu ngành, bệnh viện thuộc các trường đại học y dược với kỹ thuật và chất lượng cao tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tập trung vào việc ghép tạng, nội soi và một số thế mạnh của Việt Nam về kỹ thuật.

PGS, TS Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho rằng: Việc huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển y tế là quan điểm, chính sách hết sức rõ ràng và nhất quán của Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy, ngành y tế tiếp tục kiến nghị nhà nước tăng đầu tư cho y tế để đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng, vùng khó khăn... đồng thời hoàn thiện khuyến khích các cơ sở y tế có điều kiện thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư phát triển đơn vị. Có chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở y tế tư nhân, ngoài công lập, của các thành phần kinh tế khác; kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài để đầu tư xây dựng các bệnh viện. Bộ Y tế đang xây dựng và sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ để khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn vốn đầu tư cho y tế; Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn để các bệnh viện có điều kiện huy động vốn, vay vốn đầu tư phát triển cơ sở, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ. Ngành cũng sẽ sớm hoàn thành quy hoạch phát triển hệ thống y tế đến năm 2020 và 2030 để các địa phương xây dựng danh mục dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư.

Nguồn nhandan.org.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 201

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 302211

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60624168