20:58 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thái Nguyên: 60.000 tấn xi măng/năm làm đường giao thông nông thôn

Chủ nhật - 25/09/2016 20:20
Tỉnh Thái Nguyên đã áp dụng cơ chế hỗ trợ xi măng với số lượng 50.000 - 60.000 tấn/năm để thay đổi bộ mặt giao thông nông thôn ở địa phương.

Ông Đoàn Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết để tạo động lực cho chương trình xây dựng NTM, địa phương đã xác định phải đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của hệ thống chính trị và thu hút được cộng đồng cùng chung tay, góp sức.

“Trong giai đoạn 2011-2015, ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tỉnh đã huy động nhân dân đóng góp được 2.055 tỷ đồng, ngoài ra nhân dân còn tự nguyện hiến 346,14ha đất để xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa...” - ông Tuấn cho hay.

 thai nguyen: 60.000 tan xi mang/nam lam duong giao thong nong thon hinh anh 1

Người dân ở xã Vô Tranh, huyện Phú Lương hiến đất làm đường giao thông nông thôn.
Ảnh: Hoàng Tú

Riêng đối với hệ thống đường giao thông nông thôn, từ năm 2012, tỉnh còn áp dụng cơ chế hỗ trợ xi măng với số lượng 50.000 - 60.000 tấn/năm để các địa phương làm đường giao thông nông thôn. Để tạo thuận lợi cho các xã, Thái Nguyên còn thống nhất thực hiện thiết kế mẫu đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi, nhà văn hóa xã, xóm.

Hiện cơ chế hỗ trợ xi măng cũng tiếp tục được tỉnh triển khai trên cơ sở lồng ghép từ nguồn vốn ngân sách và huy động đóng góp tại cộng đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn, ưu tiên xây dựng cho các xã khó khăn, các xã vùng dân tộc thiểu số. Như ở huyện Phú Lương, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận trên 3.500 tấn xi măng do tỉnh hỗ trợ và đã phân bổ cho các địa phương. Trong năm nay, toàn huyện đã xây dựng được 37 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài trên 21km. Người dân cũng tham gia đóng góp gần 900 ngày công lao động, gần 19ha đất và hơn 200 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn.

Còn tại huyện Đại Từ, một trong những địa phương có nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nhất ở Thái Nguyên, đã xây dựng, cải tạo được 592,7km đường giao thông liên huyện, liên xã. Bà Nguyễn Thị Nguyên – Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ cho biết: “Điều quan trọng là huy động được tổng lực nguồn đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Chỉ riêng với huy động sức dân, ngoài đóng góp về ngày công xây dựng, trong 5 năm qua người dân đã hiến hơn 170ha đất để xây dựng các công trình giao thông nông thôn, nhà văn hóa”. Bà Nguyên cho hay, nhờ sự đóng góp, ủng hộ rất tích cực của người dân, huyện Đại Từ là một trong những địa phương triển khai làm đường giao thông nông thôn nhiều nhất ở Thái Nguyên và với giá thành thấp nhất (khoảng 660 triệu đồng).

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 278


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1000712

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71228027