03:51 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 31/10/2012 20:15
Mấy năm gần đây, cùng với nỗ lực của các cấp ủy đảng và chính quyền, nhân dân trong tỉnh Ninh Bình hăng hái thi đua phát triển kinh tế-xã hội, góp phần quan trọng vào những đổi thay trên quê hương nghìn năm văn hiến. Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Ninh Bình đang dần chuyển biến tích cực.

Những hạn chế cần khắc phục

Từ năm 2007 đến nay, bằng các chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình khiến kinh tế - xã hội hằng năm tăng trưởng ở mức cao, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Nông nghiệp và nông thôn Ninh Bình phát triển còn thiếu quy hoạch, trong đó hệ thống giao thông, thủy lợi và các thiết chế văn hóa ở cơ sở còn nhiều hạn chế. Ðồng thời, lực lượng lao động chưa ổn định, tỷ lệ qua đào tạo thấp, mối liên kết "bốn nhà" chưa chặt chẽ và hình thức tổ chức sản xuất còn chậm đổi mới, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán. Trong khi đó, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ở một số vùng của tỉnh còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo vẫn ở mức cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, chênh lệch về mức sống giữa thành thị với nông thôn còn lớn và đang có xu hướng ngày càng tăng, việc thực hiện nếp sống văn hóa ở một số vùng nông thôn còn hạn chế.

Nếu so sánh với 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới thì hầu hết các xã trong tỉnh Ninh Bình chưa đạt chuẩn. Chẳng hạn, số hộ nghèo còn cao, chậm chuyển dịch cơ cấu lao động và thu nhập thấp, toàn tỉnh còn 108/146 xã, phường, thị trấn chưa có chợ hoặc chưa đạt chuẩn, v.v. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên tại cơ sở chưa xác định vai trò trong xây dựng nông thôn mới dẫn tới việc tuyên truyền ở một số nơi vẫn nặng tính hình thức và cuộc vận động chưa đạt kết quả như mong muốn. Tại huyện vùng biển Kim Sơn, việc xây dựng nông thôn mới gặp không ít khó khăn bởi đây là huyện nghèo, địa bàn rộng và điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, nhất là vùng giáp biển hằng năm chịu nhiều tác động của thiên tai. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ của các xã tuy đã được kiện toàn song có nhiều đồng chí mới nhận nhiệm vụ trong cương vị mới cho nên việc lãnh đạo chỉ đạo còn lúng túng trong việc tuyên truyền vận động nhân dân tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại cơ sở. Nhất là trong quá trình xây dựng giao thông nông thôn, mở rộng lòng lề đường liên thôn, xóm sẽ xảy ra nhiều trường hợp đất của gia đình nông dân bị thu hẹp lại nếu không làm tốt công tác dân vận sẽ dễ xảy ra khiếu kiện đông người, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh chính trị trật tự xã hội tại địa phương.

Ðoàn kết là sức mạnh quyết định thắng lợi

Có thể nói, sau hai năm đưa chương trình xây dựng nông thôn mới vào cuộc sống, đến nay phong trào được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Ninh Bình hưởng ứng mạnh mẽ. Trong đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở mỗi tổ chức cơ sở đảng tại địa phương là hạt nhân nòng cốt. Mỗi tổ chức cơ sở đảng và chính quyền cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chính trị, học tập chủ trương của Ðảng và chính sách của Nhà nước trong việc xây dựng nông thôn mới, nhất là tập trung giải thích rõ việc xây dựng nông thôn mới là sự kết hợp giữa nguồn lực của Nhà nước với nhân dân nhằm cải thiện môi trường sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa xã hội nâng cao đời sống nhân dân.

Chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn I từ năm 2011 đến 2015, tỉnh chọn 25/146 xã, phường, thị trấn làm thí điểm nhằm thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm về phương pháp tổ chức và quá trình triển khai thực hiện, nhất là kinh nghiệm về huy động sức dân xây dựng nông thôn mới. Ðây là giai đoạn mang tính tiên phong và quyết định sự thành công của phong trào, cho nên những xã chọn làm điểm phải là những nơi cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở có kinh nghiệm vận động quần chúng tham gia đóng góp sức người và vật chất để xây dựng cơ sở hạ tầng theo 19 tiêu chí do Nhà nước đề ra. Các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn và thị xã Tam Ðiệp tự chọn xã làm điểm để tập trung xây dựng và thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới theo đề án tại địa phương. Các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, giáo dục, y tế, hệ thống chính trị, điện, bưu điện, nước sạch nông thôn, v.v. được chú trọng thực hiện hàng đầu. Giai đoạn II từ năm 2015 đến 2020 thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới ở Ninh Bình được dấy lên mạnh mẽ ở các xã trọng điểm. Nhiều tấm gương hiến hàng trăm mét vuông đất để mở rộng đường giao thông và hàng trăm nghìn ngày công lao động được huy động từ sức dân. Các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Ðoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân tích cực vận động hội viên tham gia phong trào "Xây dựng nông thôn mới". Theo khảo sát ở các xã, tỉnh Ninh Bình hiện còn gần 600 km đường liên xã, trục xã và gần một nghìn cây số đường ngõ xóm chưa đạt chuẩn do Nhà nước quy định. Ðể đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh Ninh Bình đã trích ngân sách hỗ trợ 25 xã điểm với gần 13 nghìn tấn xi-măng và 100 triệu đồng cho việc mua cát, sỏi làm đường bê-tông. Giai đoạn II, UBND tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ 120 xã, mỗi xã 200-300 tấn xi-măng để làm giao thông nông thôn. Tiếp nối các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư", "Giúp nhau làm kinh tế, xóa đói, giảm nghèo", "Nghĩa tình đồng đội", "Phố xóm bình yên, gia đình hạnh phúc", "Tuổi trẻ xung kích sáng tạo, lập thân lập nghiệp" được các tổ chức đoàn thể phát huy làm dấy lên phong trào xây dựng nông thôn mới ngày càng có sức lan tỏa rộng khắp. Nhân dân xã Khánh Thành (Yên Khánh) đã hiến hơn 11 nghìn mét vuông đất để làm giao thông nông thôn. Xã Yên Phong (Yên Mô) tiến hành xây dựng chợ, lắp đặt đường ống dẫn nước sạch với chiều dài gần một nghìn mét, cải tạo nâng cấp bãi rác thải, v.v. Nhân dân xã Ðồng Hướng (Kim Sơn) đề ra nhiều phong trào thi đua như chỉnh trang nhà cửa, thôn xóm bằng việc nâng cấp công trình vệ sinh, nước sạch, xây dựng tường bao, đổ bê-tông ngõ xóm, phong trào xây dựng nhà mẫu giáo mầm non, nhà văn hóa xóm...

Khắc phục những hạn chế ban đầu, với nỗ lực của các cấp ủy đảng và chính quyền cùng đoàn thể, chương trình xây dựng nông thôn mới ở Ninh Bình đang dấy lên phong trào thi đua mạnh mẽ giữa các thôn, xóm, trong mỗi gia đình, hướng đến mục tiêu làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi địa phương.

 

 
BÙI VĂN THẮNG 
Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 296


Hôm nayHôm nay : 31868

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 982897

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72665606