11:03 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm giải pháp giảm tổn thất sau khai thác hải sản

Thứ năm - 16/02/2012 19:57
Giảm tổn thất sau khai thác hải sản ở Việt Nam là bài toán đang cần lời giải. Theo ước tính, khoảng trên 20% sản lượng hải sản khai thác được, thậm chí đến 30% sản phẩm trên tàu lưới kéo bảo quản bằng ướp muối bị hư hại sau mỗi chuyến đi biển của ngư dân. Như vậy, mỗi năm cả nước mất khoảng trên dưới 400 ngàn tấn hải sản, tương đương với khoảng gần 8 ngàn tỷ đồng/năm.

Giảm tổn thất sau khai thác hải sản ở Việt Nam là bài toán đang cần lời giải. Theo ước tính, khoảng trên 20% sản lượng hải sản khai thác được, thậm chí đến 30% sản phẩm trên tàu lưới kéo bảo quản bằng ướp muối bị hư hại sau mỗi chuyến đi biển của ngư dân. Như vậy, mỗi năm cả nước mất khoảng trên dưới 400 ngàn tấn hải sản, tương đương với khoảng gần 8 ngàn tỷ đồng/năm.

“Cái khó bó chất lượng”

Trong 10 năm gần đây, số lượng tàu cá tại Việt Nam gia tăng đáng kể, hiện cả nước có gần 130 ngàn tàu cá các loại song phần lớn tàu có kích thước nhỏ, được đóng theo các mẫu dân gian, điều kiện để bảo quản các sản phẩm sau khai thác không tốt. Hơn nữa, vì tàu nhỏ nên thường thiếu mặt bằng để lựa chọn, phân loại sản phẩm.
 

Giảm tổn thất sau thu hoạch đang là bài toán khó đối với ngành thủy sản. Ảnh: Lê Phú

“Nhiều tàu không thiết kế hầm bảo quản sản phẩm hoặc chỉ là hầm chứa xây bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, thường không đảm bảo cách nhiệt tốt, như gỗ tấm, xốp miếng ghép, cá biệt một số tỉnh miền Trung còn sử dụng bạt bằng nhựa để ghép lại cho từng chuyến đi biển”, ông Nguyễn Ngọc Oai, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết.

Bên cạnh đó, việc bảo quản sản phẩm đánh bắt vẫn chủ yếu sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thường dao động từ 0oC – 5oC, thời gian bảo quản cho phép không quá 10 ngày. Hơn nữa, đá sử dụng hầu hết là đá xay với các kích cỡ khác nhau, thời gian, phương pháp làm đá cây khác nhau dẫn đến chất lượng nước đá khác nhau, một số địa phương nước đá có chất lượng vệ sinh thấp và độ lạnh chưa sâu dẫn đến thời gian bảo quản ngắn, làm giảm chất lượng của thủy sản.

Đối với những tàu cá nhỏ, do thiếu mặt bằng hoặc thiếu các dụng cụ chứa nên thường không được phân loại. “Những loài tôm, cá, mực có giá trị cao thường được xếp trong các khay hoặc thùng riêng, song lượng sản phẩm nhiều hơn định mức dẫn đến cá bị bầm giập trước khi về bờ, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập sâu vào thịt cá, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm”, ông Oai nói.

Tính đến 31/12/2011, cả nước có gần 130 ngàn tàu cá các loại, trong đó loại tàu cá lắp máy dưới 20 CV là 65 ngàn chiếc (50%), lắp máy từ 20- 50 CV có 31 ngàn chiếc (23,84%), từ 50 - 90 CV có 9,5 ngàn chiếc (7,3%) và lắp máy từ 90 CV trở lên có 24.517 chiếc (18,84%), tăng 53,23% so với năm 2009.

Công tác vệ sinh hầm bảo quản sau mỗi chuyến biển cũng không tốt nên việc nhiễm vi sinh vào sản phẩm ngay khi cá được đưa vào hầm bảo quản cũng đã làm giảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Theo đại diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa, sản lượng khai thác tại địa phương này tương đối cao, trên 70.000 tấn hải sản mỗi năm. Tuy nhiên việc bảo quản sản phẩm sau khai thác còn thô sơ, theo cách truyền thống (ướp đá) khiến chất lượng bị giảm.

“Do ngư dân không đủ khả năng tài chính để đầu tư hệ thống bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm sau khai thác giảm đáng kể, sản lượng thủy sản xuất khẩu hàng năm chỉ đạt từ 40- 50% gây tổn thất lớn cho ngư dân và làm lãng phí tài nguyên biển”, đại diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa nói.

Hơn nữa, tỉnh Khánh Hòa có 150 cơ sở thu mua thủy sản và nhà máy chế biến trong đó có tới 121/150 cơ sở chưa có hệ thống bảo quản sản phẩm mà chỉ dùng đá cây để bảo quản.

Theo ông Oai, quy trình khai thác hải sản của các tàu cá thường không ổn định, thời gian từng chuyến biển đối với các loại tàu cá, trúng đàn thì rút ngắn, không trúng đàn thì kéo dài.

“Đặc biệt, khi giá nhiên liệu, chi phí sản xuất liên tục tăng, các thuyền trưởng nhiều khi phải kéo dài chuyến biển để đảm bảo sản lượng và điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm”, ông cho biết thêm.

Khuyến khích xây dựng các tổ đội

Tổng cục Thủy sản khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất trên biển nhằm rút ngắn thời gian các chuyến đi biển, chống suy giảm chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển.

Năm 2011, tổng sản lượng khai thác hải sản đạt trên 2 triệu tấn, trong đó, sản lượng khai thác xa bờ chiếm trên 40%; tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,1 tỷ USD, bao gồm 1,9 tỷ USD từ xuất khẩu các sản phẩm từ khai thác tự nhiên, trong đó đối tượng chính phải kể đến các loại cá ngừ đại dương, mực, bạch tuộc và tôm biển.

Trong thời gian qua, một số tỉnh miền Trung đã phát triển mô hình tổ, đội sản xuất trên biển. Tại Đà Nẵng, tính đến đầu năm 2012 toàn thành phố đã có 97 mô hình tổ, đội khai thác hải sản, trong đó có 45 tổ khai thác hải sản xa bờ. Hình thức hợp tác của các tàu trong tổ hợp tác khai thác hải sản là hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm lưới bị đứt, trôi, giúp đỡ về thiết bị vật tư, nhân lực sửa chữa máy móc khi hỏng hóc trên biển, thông tin về ngư trường, hỗ trợ vay vốn để mua ngư cụ, trang thiết bị phục vụ khai thác, hỗ trợ nhau về tinh thần, hỗ trợ kết nối thông tin từ tàu về đất liền và đất liền với tàu…

Một số tỉnh khác như Bình Thuận, Quảng Ngãi... cũng đang tiếp tục phát triển các tổ đội đánh bắt trên biển. Đặc biệt, tỉnh Phú Yên xuất hiện một loại mô hình khá đặc biệt là “Rẫu Nước” (mô hình tàu dịch vụ thu mua hải sản trên biển).

Theo đó, các tàu thu mua hải sản ra tận ngư trường để thu mua hải sản. Tàu được trang bị hệ thống bảo quản hải sản tốt, thời gian bảo quản trên tàu ngắn nên giữ được chất lượng sản phẩm, giảm thiểu hư hại, đồng thời không bị chủ nậu, vựa, thu mua ép giá nên hiệu quả cao.

Để giảm tổn thất sau thu hoạch cho ngư dân, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có nhiều ngư dân tiếp cận được các chính sách hỗ trợ này.

Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, để khai thác thủy sản đạt hiệu quả về sản lượng cũng như chất lượng, năm nay Bộ sẽ tăng cường tuyên truyền và đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 63 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và các chính sách khác về hỗ trợ cho ngư dân.

“Việc triển khai Quyết định 63 để giảm tổn thất là rất quan trọng, công việc này sẽ được làm quyết liệt trong năm nay”, ông Tám khẳng định.
Theo baotintuc.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hải sản
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 243


Hôm nayHôm nay : 55346

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 969905

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71197220