13:08 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trăn trở sáng tác về nông thôn mới

Thứ ba - 30/09/2014 22:24
Cuộc sống nông thôn luôn là mảng đề tài lớn, nhiều thành công trong văn học nghệ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, sáng tác về đề tài nông thôn mới đang là một điều “còn mới”, một thách thức không nhỏ đối với mỗi văn nghệ sĩ…
Trên đồng - Ảnh: D.T.XUÂN

Trên đồng - Ảnh: D.T.XUÂN

VIẾT GÌ Ở TRẠI SÁNG TÁC?

 

Từ ngày 18 đến 24/9, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Yên tổ chức Trại sáng tác “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, với sự góp mặt của 37 văn nghệ sĩ ở các chuyên ngành: Văn học, Âm nhạc và Nhiếp ảnh. Các trại viên được tiếp cận thông tin tổng thể về kết quả Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Phần lớn thời gian còn lại là việc thâm nhập thực tế để hình thành tác phẩm về phát triển kinh tế, đời sống tinh thần của người dân nông thôn Nam Trung Bộ.

 

Theo nhạc sĩ, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Yên, chủ trương xây dựng nông thôn mới là hiện thực sinh động trên khắp đất nước. “Việc đầu tư cho tam nông đang được các cấp quan tâm cụ thể. Đồng vốn đổ về nông thôn ngày càng nhiều. Bộ mặt nông thôn đang thay đổi từng ngày. Công trình, đường sá, nhà cửa… ở nông thôn được mở mang. Nhiều vùng đang có vẻ giàu lên từng ngày nhưng các vấn đề xã hội cũng nảy sinh nhiều không kém. Tuy nhiên, văn nghệ sĩ hiện vẫn sáng tác nghiêng về một nông thôn “ngày xưa”, chứ tác phẩm mang hơi thở nông thôn đương đại vẫn chưa nhiều…” - nhạc sĩ Ngọc Quang nhận xét.

 

Là thành viên tích cực trong trại sáng tác, ông Trần Bương nói: “Tôi sống ở làng quê nên cũng hiểu về những thăng trầm của nông thôn. Ấn tượng nhất đối với tôi là những con đường bê tông đang làm sáng lên ngõ ngách thôn xóm. Có nhiều điều đáng suy ngẫm từ việc lập kế hoạch để được Nhà nước hỗ trợ một phần, rồi sự huy động đóng góp của từng hộ dân, ứng xử của từng người khi con đường đi qua phần đất nhà mình… Tuy có tiếng ra tiếng vào nhưng khi đã tạo được sự đồng lòng thì tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân quê đã bộc lộ rất rõ”.

 

“Phải chịu khó nhìn ra sự đổi thay, khác lạ trên từng vùng đất tưởng đã quen thuộc. Thời điểm chúng ta xây dựng nông thôn mới là lúc làng quê đang có sự biến động rất mạnh. Văn nghệ sĩ không thể sáng tác về nông thôn một cách chung chung, lớt phớt. Tác phẩm mà thiếu tư tưởng, nghệ thuật thì đừng trách sao công chúng thờ ơ. Còn trại sáng tác thì chỉ như cái cớ để anh em trao đổi, kích hoạt tư duy sáng tạo…” - nhà văn Huỳnh Thạch Thảo nhìn nhận.

 

Ông Phan Thanh Quyền - Trưởng phòng VHTT huyện Sông Hinh, cho hay: “Mỗi một vùng đất, mỗi một địa danh rất cần những tác phẩm nghệ thuật “nói trúng” tâm tư người dân nơi đó. Cuộc sống nông thôn đương đại hết sức đa dạng, phức tạp. Chỉ sợ văn nghệ sĩ không đủ tâm sức, không dám hết mình lặn lội, lắng nghe và lột tả”.

 

NÔNG THÔN LIU CÓ VẮNG NÔNG DÂN?

 

Nhà văn lão thành Trần Huiền Ân bày tỏ: “Dù đã định cư ở phố nhưng đề tài, bối cảnh cảm hứng sáng tác của tôi luôn là “miền nhớ” thôn dã. Cụ thể ở đây là nơi tôi sinh ra, gắn bó tuổi thơ và là chốn đi về - cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa. Và tôi nghiệm ra một điều: Nhiều vùng nông thôn bây giờ có thể không còn nông dân”.

 

Ông lý giải, hạ tầng nhiều vùng nông thôn đang “mọc lên” tấp cập theo hướng đô thị hóa, nhiều nông dân đang trở nên “nửa quê, nửa thị”. Trong khi đó, việc làm ruộng không còn hấp dẫn lớp trẻ, dẫn đến việc vắng “cơ bắp” ở nông thôn. “Thanh niên nhà quê lên phố làm công nhân và nhiều công việc khác; họ sẽ thay đổi nếp nghĩ, cách làm ăn. Nông dân tại chỗ cũng đang hướng mạnh đến việc làm công cho các nhà đầu tư kinh doanh; họ sẽ không còn là nông dân thực thụ trên mảnh đất của mình… Bề bộn lắm, tôi sợ sức mình không kham nổi…” - nhà văn Trần Huiền Ân bộc bạch.

 

Nhiếp ảnh gia Dương Thanh Xuân đã có nhiều bộ ảnh “đứng được” về nông thôn. Ông vẫn không ngừng lặn lội lên rừng, xuống bể. “Nhiếp ảnh về nông thôn phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, phải bật cho hết dáng nét của người nông dân hiện thời. Xây dựng nông thôn mới đang từng bước thành công, “đánh” đúng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, mong ước làm giàu và hưởng thụ lại đang “vượt mặt” sự phát triển kinh tế của từng vùng, từng người, từ đó nảy sinh hệ lụy. Người nghệ sĩ phải đi sâu khai thác để có tác phẩm sát thực” - ông nói.

 

Vừa cho ra mắt tiểu thuyết Khúc biến tấu dã tràng, nhà văn Trần Quốc Cưỡng suy tư: “Sự đầu tư cho vùng biển không phải là ít nhưng thiếu thốn “vốn liếng” tri thức, tinh thần là điều hết sức đáng lo! Bằng cái nhìn trí thức của mình, mong văn nghệ sĩ có tiếng nói sâu và mạnh về đời sống ở các làng biển hiện nay”.

 

Nói như nhà thơ Huỳnh Văn Quốc, đề tài nông thôn xưa nay không bao giờ vắng trong nghệ thuật Việt Nam. Thế nhưng cái thiếu chính là… tác phẩm hay, làm “rúng động” công chúng!

 

HÙNG PHIÊN
Theo baophuyen.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1115420

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72798129