02:12   Thứ Hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trường học của nông dân

Thứ ba - 24/07/2012 05:58
Ðào tạo nghề cho nông dân đang là vấn đề bức xúc của nhiều địa phương. Có nơi mở lớp đào tạo nghề nhưng không thu hút nông dân tham gia học và có nơi nông dân học nghề xong lại không áp dụng được vào thực tiễn... Ở Vĩnh Phúc, mô hình Trung tâm bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân đã ra đời và đạt những kết quả khả quan...


Câu chuyện "vua" dúi

 

Chúng tôi về Vĩnh Phúc để tìm gặp anh Dương Văn Phương, người được mệnh danh là "vua" dúi, bởi trang trại của anh đang được đánh giá là địa chỉ cung cấp dúi lớn nhất miền bắc hiện nay. Có được thành công đó, anh Phương kể: "Nhớ lại những ngày đầu, tôi phải đi các nhà hàng đặc sản thú rừng để chọn từng con dúi giống về để nuôi với giá một triệu đồng/cặp, lúc mới, chưa biết cách xây chuồng trại cẩn thận tôi mua về 25 con thì bị xổng mất 21 con. Có người nhìn thấy dúi của tôi chạy ra đường tưởng con vật lạ sợ quá đã la hét ầm ĩ. Sau đó, tôi phải mua đi mua lại nhiều lần, vừa nuôi vừa tự sưu tầm, tìm hiểu và nghiên cứu cách nuôi, đến nay, công trình nuôi dúi đã thành công".

 

Hiện, anh Phương chuyên bán dúi giống và hướng dẫn những người nuôi trên cả nước. Năm 2011, anh bán ra gần 1.000 cặp dúi giống với giá 700 nghìn đồng đến một triệu đồng/cặp, cho tổng thu nhập 600 triệu đồng, lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Hiện có hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước ra mua dúi giống của anh về nuôi. Từ Gia Lai, Ðác Lắc, Ðác Nông đến Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình và tất cả các tỉnh phía bắc... Tham quan hai trại và hơn 700 con dúi bố mẹ, 300 con dúi thương phẩm chúng tôi thật ngỡ ngàng về chàng trai mới 31 tuổi này. Ðặc biệt, điều mà chúng tôi phát hiện ra ngoài biệt danh "vua" dúi, anh còn là một giảng viên giỏi của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân của tỉnh. Anh cho biết, để trở thành giảng viên của trung tâm có một yêu cầu là phải vừa giảng dạy vừa thực hành tốt.

Một tập thể tâm huyết

 

Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân Vĩnh Phúc Ðường Văn Toán cho biết, quan điểm của Trung tâm là muốn trở thành giảng viên giỏi trước tiên phải là người làm kinh tế giỏi. Trung tâm xác định yếu tố quyết định thành công là con người, muốn nâng cao kiến thức cho nông dân, cần phải có đội ngũ giảng viên giỏi, nhiệt tình tâm huyết. Trung tâm đã triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ bằng việc mời các chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực như các chuyên gia Nguyễn Quốc Phồn, Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia kinh tế và chính sách Phạm Chi Lan, nhà thơ Trần Ðăng Khoa, tiến sĩ Phan Quốc Việt (chuyên gia kỹ năng sống hàng đầu Việt Nam)..., và nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành để bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của trung tâm.

 

Mặc dù hầu hết tuổi đời của các giảng viên đều trẻ, nhưng vì được đào tạo, trải nghiệm, các giảng viên đều có nhiều kinh nghiệm để truyền đạt kiến thức cho bà con nông dân. Tập thể giảng viên của trung tâm bằng sự tâm huyết, đã ngày đêm biên soạn tài liệu, giáo trình, nội dung như tài liệu hỏi - đáp với 300 câu hỏi về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; để in và cung cấp cho nông dân. Các nội dung giảng, hướng dẫn cho nông dân thường xuyên được bổ sung chỉnh sửa để phù hợp và đáp ứng với kiến thức trong từng thời kỳ, từng địa phương trong tỉnh.

 

Năm năm qua, kể từ khi thành lập, trung tâm đã mở được 1.980 lớp bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, với số lượng 23.500 nông dân tham gia. Phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh mở 14 lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nông dân. Giúp nông dân có nhận thức và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật. Nông dân hiểu rõ về các luật quan trọng như: Ðất đai, Khiếu nại, Tố cáo... Ngoài ra, trung tâm còn liên kết với những trang trại điển hình làm tốt trong tỉnh tổ chức 100 đợt tham quan, học tập mô hình thực tế. Ðặc biệt, năm 2011, trung tâm đã đào tạo được 50 lớp đào tạo miễn phí cho bà con nông dân; qua đó, bà con được học về tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật; đào tạo nghề.

 

Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Phương, huyện Yên Lạc Luyến Thị Liên cho hay, từ năm 2008 đến nay, trung tâm đã bồi dưỡng nhiều lớp cho bà con nông dân trong xã với các chuyên đề: về chủ chương chính sách, lao động việc làm; phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sau khi được trung tâm bồi dưỡng, giảng dạy, bà con nông dân đã rất phấn khởi và được đông đảo tham gia hưởng ứng rất tích cực. Góp phần giải quyết được rất nhiều con em vào làm việc tại các doanh nghiệp. Ðặc biệt, bà con đã vận dụng được vào sản xuất, không còn để ruộng đất manh mún như trước. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao thả cá, chăn nuôi, lập trang trại. Cơ bản 95% số bà con nông dân trong xã đều được học các lớp bồi dưỡng kiến thức cho nông dân.

 

Anh Ðào Công Nhận, chủ trang trại ở xã Tứ Trưng, Vĩnh Tường bày tỏ, nông dân lúc nào cũng muốn làm giàu, nhưng lại sợ rủi ro cho nên thường trông chờ, ỷ lại. Nhưng từ khi được sự tư vấn, giúp đỡ của cán bộ Trung tâm bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân, tôi đã mạnh dạn quy hoạch nuôi ba ba, đến nay, trang trại nuôi ba ba đã thành công cho thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm.

 

Khơi lên ý chí, khát vọng làm giàu cho nông dân

 

Ở xã Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, sau khi được tham gia các lớp tập huấn, nhiều nông dân cho biết, trước đây chúng tôi đã làm và làm nhiều, tuy nhiên, vẫn chỉ sản xuất theo phong trào cho nên rất bị động trước những biến động của thị trường. Sau khi học tập, chúng tôi đã hiểu, để sản xuất kinh doanh bền vững, có hiệu quả kinh tế cao thì sản phẩm phải có thương hiệu, phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng để tăng sức cạnh tranh và giữ uy tín trên thị trường, sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng.

 

Không chỉ bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn cho bà con nông dân làm kinh tế, trung tâm đang hoàn thiện đề án đào tạo nghề cho nông dân. Nông dân khi học xong cần phải có kỹ năng tự tạo việc làm; tư duy làm ông chủ; phải biết tiếp cận thị trường; phải có kỹ năng giao tiếp... và đang hướng tới thử nghiệm mở các lớp về tư duy đột phá và ứng dụng làm giàu cho các chủ trang trại.

 

 Ðã có nhiều nông dân lặn lội đến tận trung tâm để hỏi về các chương trình đào tạo bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng kiến thức cũng như học tập nâng cao văn hóa, trình độ cho nông dân không thể đòi hỏi kết quả rõ trong ngày một ngày hai, nhưng với những gì trung tâm đã làm được trong thời gian qua, đã tạo ra không khí học tập tại các làng quê trên địa bàn tỉnh sôi nổi hẳn lên, mọi người đều hào hứng đi học để tìm hướng đi mới hiệu quả trong sản xuất và đời sống, khơi dậy khát khao làm giàu trong nông dân.

Bài và ảnh: Trung Ngọc Hảo
Nguồn: Lao Động
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tạo nghề, nông dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 111


Hôm nayHôm nay : 34439

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 523139

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73570110



loading