11:04 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vẫn băn khoăn Bộ tiêu chí NTM

Thứ tư - 14/03/2012 11:23
Sáng 13/3, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG về xây dựng NTM có buổi làm việc thường kỳ tháng 3 với rất nhiều vấn đề, nội dung quan trọng đã được thông qua. Trong đó, trọng tâm vẫn xoay quanh vấn đề cơ chế, chính sách và điều chỉnh bộ tiêu chí NTM.

 

ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

Theo báo cáo của VPĐP BCĐ Chương trình MTQG về xây dựng NTM, căn cứ Thông báo số 59/TB-VPĐP ngày 23/2/2012 về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng BCĐ TƯ Chương trình MTQG xây dựng NTM, yêu cầu các địa phương, Bộ, ban ngành rà soát, đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách về xây dựng NTM. Đến nay, đã có 28/63 tỉnh, thành phố gửi báo cáo. Trong đó, có 24 ý kiến đề xuất điều chỉnh cơ chế chính sách và 28 ý kiến đề xuất điều chỉnh Bộ tiêu chí NTM.

Về phía các Bộ có liên quan, thời điểm hiện tại mới nhận được văn bản của 9 Bộ, trong đó có Bộ Nội vụ, LĐ-TB&XH, TN-MT, TT&TT, Y tế đã có công văn trả lời. Năm đoàn thể chính trị gồm: Hội Nông dân, Liên hiệp Phụ nữ VN, Cựu Chiến binh, TƯ Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, UBTƯ MTTQ Việt Nam chưa có công văn trả lời.

Cụ thể đề xuất của các địa phương về cơ chế, chính sách xây dựng NTM, các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… đề nghị tại cấp huyện, xã có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách theo dõi chương trình và một PGĐ Sở NN-PTNT chuyên trách về NTM của tỉnh. Đặc biệt, những địa phương này cũng đề nghị Chính phủ cho phép thành lập các Ban quản lý xây dựng NTM hoặc VPĐP cấp tỉnh trực thuộc UBND như các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Giang, Thái Nguyên và có chế độ kinh phí hỗ trợ cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm các cấp tham gia NTM.

Nhà văn hóa xây theo chuẩn NTM tại thôn Pố Lũng, thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì - Hà Giang)
 
Trả lời thắc mắc trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM cho hay, hiện 25 biên chế công chức xã được Chính phủ quy định đã có cán bộ dành riêng cho chương trình xây dựng NTM, vấn đề là do các địa phương tự phân công. Với đề xuất thành lập VPĐP hoặc Ban quản lý của một số địa phương thống nhất giao Bộ Nội vụ cân nhắc xem xét báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, vấn đề phụ cấp cho cán bộ chuyên trách hay kiêm nhiệm xây dựng NTM, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng không có vì hiện nay trên địa bàn các huyện, xã có hàng chục BCĐ các chương trình, nếu BCĐ nào cũng đòi hỗ trợ kinh phí biết lấy đâu ra ngân sách.
Một số tỉnh như Lâm Đồng, Đà Nẵng, Bến Tre, An Giang kiến nghị chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41 và chính sách khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực này theo Nghị định 61 của Chính phủ chưa thật sự phát huy hiệu quả, bản thân DN và người nông dân chưa tiếp cận được nhiều từ nguồn vốn này do vướng nhiều văn bản, thủ tục. Nhưng, đại diện ngân hàng Nhà nước tại cuộc họp cho rằng, hiện dư nợ Ngân hàng Nhà nước cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn trên 20%, trong đó Ngân hàng Chính sách xã hội tổng dư nợ cho lĩnh vực này lên tới 90.000 tỉ đồng. Mặt khác, các Ngân hàng nào cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đều được Ngân hàng Nhà nước ưu đãi giảm dư nợ bắt buộc. Tuy nhiên, do đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và ít sinh lời nên các Ngân hàng cũng rất chắc chắn trong thủ tục, quy định cho vay.
KIẾN NGHỊ THAY ĐỔI TIÊU CHÍ
Báo cáo của VPĐP Chương trình MTQG về xây dựng NTM cho thấy hai vấn đề nổi cộm nhất tại các địa phương hiện nay. Một là kiến nghị về cơ chế chính sách, hai là đề xuất thay đổi Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM. Điều đó được thể hiện rõ bằng việc trong 63 tỉnh, thành có tới 28 địa phương kiến nghị điều chỉnh, bổ sung bộ tiêu chí NTM gồm: tiêu chí số 2 về giao thông có 5 ý kiến; tiêu chí số 3 về thuỷ lợi có tới 11 ý kiến; tiêu chí số 7 về chợ nông thôn 20 ý kiến, đặc biệt tiêu chí số 10 thu nhập có tới 23 ý kiến…
Cụ thể, tiêu chí giao thông, một số địa phương kiến nghị hướng dẫn của Bộ GTVT quy định đường trục xã có bề mặt thiết kế từ 2,5 - 3,5 m là quá nhỏ, không phù hợp với thực tế hiện nay cũng như phát triển lâu dài. Tuy nhiên, Bộ GTVT lại cho rằng như vậy là phù hợp chung với cả nước vì đó là quy định tối thiểu, nếu địa phương nào có điều kiện làm to hơn, rộng hơn, đẹp hơn thì càng tốt. Với tiêu chí thuỷ lợi, các tỉnh đề nghị bỏ tiêu chí 3.2 về tỉ lệ kênh mương do xã quản lí được kiên cố hoá vì không phù hợp với một số vùng, nhất là ĐBSCL vì suất đầu tư lớn, hiệu quả lại không cao nên thay thế bằng đường ống.  

Tiêu chí kiên cố hóa kênh mương được nhiều địa phương kiến nghị sửa đổi (trong ảnh, người dân xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang xây dựng kênh mương theo chương trình xây dựng NTM)
 
Đề xuất này được Bộ NN-PTNT tiếp thu và bổ sung như sau: Phương pháp xác định hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu SX và dân sinh được hiểu là hiệu suất của công trình đạt 75% năng lực thiết kế trở lên, phải có chủ quản đích thực do HTX hoặc tổ hợp tác dùng nước trực tiếp quản lí để thu thuỷ lợi phí cũng như duy tu, bảo dưỡng, vận hành… Hệ thống kênh mương do xã quản lí phải đạt tỉ lệ kiên cố hoá từ 60% trở lên. Đối với vùng ĐBSCL, ven biển và vùng triều tỉ lệ kiên cố hoá bờ bao, cống họng đạt 60% trở lên.
Kết luận tại buổi làm việc thường kỳ tháng 3, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị VPĐP nhanh chóng yêu cầu các Bộ có liên quan sớm hoàn thành báo cáo chuyên đề cụ thể bằng văn bản trình lên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vì thời hạn gửi báo cáo đã chậm hơn 10 ngày. Đặc biệt, cần có kế hoạch tuyên truyền, vận động cụ thể cho Hội nghị lớn toàn quốc dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 sắp tới. VPĐP cần liên lạc thường xuyên hơn với các địa phương, không sao nhãng để phong trào đi xuống đến lúc phải vực dậy sẽ rất vất vả.
Một trong số những tiêu chí các địa phương đề xuất nhiều nhất đó là tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động. Các địa phương cho rằng, tiêu chí này chỉ phù hợp với cấp tỉnh chứ khó thực hiện với cấp xã, đặc biệt là các xã thuần nông không có lợi thế phát triển công nghiệp, dịch vụ. Thực tế, nhiều xã có mô hình SX nông nghiệp công nghệ cao có thể đạt và vượt tiêu chí thu nhập mà không cần giảm lao động nông nghiệp. Do đó, họ đề nghị thay bằng quy định tỉ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên thấp nhất là 80%. Vấn đề này thuộc thẩm quyền của Bộ LĐ-TB&XH nhưng chưa thấy Bộ này có ý kiến, VPĐP nhất trí với đề nghị này của các địa phương và chính thức giao Bộ LĐ-TB&XH chủ trì đề xuất, sửa đổi…
Ngoài ra, các tỉnh, thành còn kiến nghị bổ sung, sửa đổi tiêu chí chợ nông thôn, tiêu chí thu nhập, tiêu chí văn hoá, tiêu chí môi trường và an ninh trật tự… Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Đăng Khoa, Phó Ban chuyên trách BCĐ TƯ Chương trình MTQG về xây dựng NTM một lần nữa nhấn mạnh, Bộ tiêu chí xây dựng NTM phải đặt trong tổng thể dài hạn, không nên thấy hơi khó đã đem ra chỉnh sửa để rồi sau này lạc hậu lại phải điều chỉnh. Theo Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa, tiêu chí nào thực sự bất cập, không hợp lí hẵng đặt bút đề xuất để BCĐ TƯ xem xét, chứ nhiều nơi vừa thấy khó khăn, chưa bắt tay vào làm mà nay đòi chỉnh mai kiến nghị sửa thì còn thời gian đâu mà đi làm NTM.

 

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 48509

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1161551

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72844260