Bức xúc vấn đề môi trường
Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết: “Tính đến hết tháng 5.2016 cả nước đã có 1.965 xã (22%) đạt chuẩn NTM, còn 326 xã đạt dưới 5 tiêu chí, bình quân cả nước đạt 13 tiêu chí, tăng 8,3 tiêu chí so với năm 2010 và 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2015. Đối với cấp huyện đã có 23 huyện đạt chuẩn NTM, hiện nay còn 10 huyện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để trình Thủ tướng xem xét công nhận đạt chuẩn”.
Đường giao thông thuận lợi sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương
xây dựng nông thôn mới (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
Nếu chia cho 10.000 xã trong cả nước thì bình quân mỗi xã gánh nợ hơn 1 tỷ đồng. Chúng ta cần phân biệt rõ các trường hợp nợ đọng để có cách giải quyết ổn thỏa. Có những trường hợp nợ đọng do chạy theo thành tích, do phân bổ nguồn vốn không đúng, sai nguyên tắc, có những khoản nợ do cán bộ cơ sở tự bỏ tiền túi ra ứng trước để phục vụ xây dựng NTM”. Ông Lê Huy Ngọ -
|
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo T.Ư, sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tiêu chí môi trường là một trong những thách thức lớn nhất, khó thực hiện nhất. Đến nay, cả nước có 42,4% số xã đạt tiêu chí môi trường. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện ở các địa phương, trong 19 tiêu chí, chất lượng đạt chuẩn tiêu chí môi trường chưa thực sự bền vững và đang là vấn đề bức xúc của xã hội, kể cả đối với những địa phương đã được công nhận đạt chuẩn.
Trong tiêu chí môi trường, theo ông Trần Thanh Nam, vấn đề bức xúc và khó khăn nhất là xử lý rác thải chưa được giải quyết, trong khi nguồn kinh phí của Nhà nước hỗ trợ trong thời gian qua còn hạn chế. Vì vậy đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư cho phép xây dựng chương trình xã hội hóa để kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư ứng dụng, chuyển giao các nghiên cứu khoa học vào thực tiễn theo hướng xã hội hóa”.
Không vẽ công trình để tiêu tiền của dân
Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM tại nhiều địa phương đang là vấn đề lớn, vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Theo báo cáo của 52/62 tỉnh, thành, tổng số nợ đọng tính đến hết tháng 1.2016 khoảng 15.212 tỷ đồng. Có 3 khu vực nợ đọng cao nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, miền núi phía Bắc bao gồm 11 tỉnh thành phố: Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế.
Đề cập đến nợ đọng trong xây dựng NTM, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng: “Nợ đọng có nguyên nhân từ khách quan, chủ quan. Để đạt mục tiêu 20% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM, một số địa phương đã tự ứng trước hoặc kêu gọi doanh nghiệp ứng trước tiền để thực hiện. Một nguyên nhân nữa là nguồn thu về từ đấu giá sử dụng đất không được như kỳ vọng, bởi có thời điểm giá đất ở nông thôn chững lại. Ngoài ra việc huy động vốn xã hội hóa chưa đủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số địa phương xảy ra tình trạng nợ đọng”.
Để giải quyết căn bản vấn đề này, Phó Thủ tưởng Vương Đình Huệ khẳng định: “Cần phân tích kỹ các nguyên nhân để xảy ra tình trạng nợ đọng nhằm đưa ra biện pháp xử lý hợp lý với từng trường hợp cụ thể. Nếu địa phương nào cố tình vẽ ra công trình để tiêu tiền của dân thì sẽ xử lý nghiêm khắc”.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn