h thành vùng chuyên canh
Phú Ninh là một trong 5 huyện trên toàn quốc được Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM chọn làm huyện điểm. Kế hoạch vận động XDNTM giai đoạn 2011 - 2020 đã được địa phương vạch ra, với mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống, thu nhập cho nhân dân, hoàn thiện hệ thống hạ tầng.
Vấn đề quy hoạch (QH) sản xuất đã thể hiện rõ nét như Tam Vinh phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại; cải tạo vườn tạp ở Tam An, Tam Thái…; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở Tam Thành, Tam An; phát triển bò lai, bò thâm canh tại Tam Thái, Tam An, Tam Đàn. Các hợp tác xã, tổ hợp tác cũng được thành lập, hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. Đến nay, Phú Ninh đã huy động thêm 102 thành viên tham gia thành lập 14 tổ hợp tác và 2 hợp tác xã góp vốn gần 3 tỷ đồng. Nổi bật là các tổ hợp tác xây dựng Tam Vinh, dịch vụ nông nghiệp Tam Thái, sản xuất gạo chất lượng cao Tam Phước, bảo vệ thực vật Tam An…
Năm 2011, Phú Ninh DĐĐT được 418ha, nâng diện tích đã DĐĐT trên toàn huyện lên 1.472ha. Trên cơ sở ruộng đất đã được quy hoạch, huyện hình thành được vùng chuyên canh dưa hấu, lúa hàng hóa, rau, gạo chất lượng cao… Theo ông Huỳnh Tấn Đức, Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh, năm 2012, địa phương tiếp tục lập phương án xây dựng 7 cánh đồng mẫu lớn, trước mắt, vụ hè thu này triển khai cánh đồng mẫu rộng 36ha tại Tam An. Huyện cũng chỉ đạo thi công 6,9km kênh mương nội đồng và thủy lợi hóa đất màu tại các xã trong huyện và kiên cố hóa 7,5km kênh Dương Lâm - Tam Dân, 3km kênh N10A nối dài, đập xã Lào - Tam An; bê - tông hóa kênh Hố Lau (Tam Dân), trạm bơm 327 (Tam Lộc), đập Nổng Chùa (Tam Vinh)…
Thực hiện chính sách trải thảm đỏ cho nhà đầu tư, Phú Ninh còn mời Công ty cổ phần May Hòa Thọ vào cụm công nghiệp Chợ Lò, đưa Nhà máy chế biến lâm sản của Công ty TNHH Hoàng Ngân vào cụm công nghiệp Phú Mỹ; đầu tư xây dựng khu thương mại - dịch vụ tổng hợp chợ Cây Sanh (Tam Dân)…
Chưa đồng bộ
Dù huyện đã QH vùng sản xuất bài bản nhưng nhiều địa phương vẫn còn triển khai thụ động, thiếu đồng bộ. Đến nay, ngoài Tam Phước, Tam Đại đã tổ chức công bố QH, các xã còn lại chỉ mới tiến hành lập hồ sơ thủ tục để công bố QH theo quy định và tiến hành cắm mốc hành lang các tuyến đường giao thông. Theo Ban chỉ đạo XDNTM huyện Phú Ninh, công tác QH còn thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền cấp cơ sở nên tiến độ triển khai chậm so với kế hoạch. Trong khi đó, ban chỉ đạo XDNTM cấp xã còn lúng túng trong lập kế hoạch, xây dựng các phương án, dự án từng phần. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng các mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để nhân rộng còn khiêm tốn, chưa hình thành mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển chưa đồng đều, chưa khuyến khích được nhân dân đầu tư sản xuất theo hình thức gia trại, trang trại.
Theo ông Đức, khó khăn nhất khi triển khai chương trình XDNTM là nguồn vốn ngân sách của Trung ương, tỉnh phân bổ về còn thấp so với nhu cầu. Đơn cử, năm 2011, ngân sách chỉ bố trí hơn 8,2 tỷ đồng, trong khi thực tế cần 75,5 tỷ đồng. Thêm vào đó, khả năng huy động vốn từ các doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng… còn hạn chế so với đề án được duyệt, vốn năm 2012 chậm phân bổ. Cơ chế, thủ tục giải ngân, quyết toán công trình có sử dụng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM chưa được Trung ương, tỉnh hướng dẫn cụ thể nên địa phương gặp không ít khó khăn. Mặt khác, đến nay, tỉnh chưa có chỉ đạo cụ thể về xây dựng huyện điểm NTM, chưa phê duyệt được kế hoạch cũng như điều chỉnh dự án QH xây dựng mô hình huyện NTM giai đoạn 2011 - 2020.
Đến nay, Phú Ninh chỉ có Tam Phước đạt 18/19 tiêu chí NTM; các xã, thị trấn còn lại đều đạt thấp. Cụ thể, Tam An đạt 8 tiêu chí; Tam Thành, Tam Dân đạt 5 tiêu chí; Tam Đàn, Tam Thái và Tam Lộc đạt 4 tiêu chí; các địa phương khác đều đạt dưới 3 tiêu chí. |
Trần Hữu
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn