07:25 EST Chủ nhật, 05/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

8X Hà Tĩnh khởi nghiệp với nghề làm kẹo lạc, kẹo dồi truyền thống

Thứ bảy - 12/10/2019 10:40
Sau quá trình học hỏi, xây dựng cơ sở sản xuất, anh Nguyễn Đăng Sửu (SN 1987, ở xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) từng bước đưa thương hiệu “Kẹo lạc Sửu Hà” đến với người người tiêu dùng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình và người lao động tại địa phương.

8X Hà Tĩnh khởi nghiệp với nghề làm kẹo lạc, kẹo dồi truyền thống

Anh Nguyễn Đăng Sửu đã từng bước đầu tư máy móc thay sức người theo kiểu sản
xuất truyền thống để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Đang nhanh tay sắp xếp các nguyên liệu cần thiết cho sản phẩm kẹo dồi và kẹo lạc của cơ sở, anh Sửu tranh thủ giới thiệu với chúng tôi quy trình để làm những mẻ kẹo thành phẩm thơm ngon trước khi đến tay người tiêu dùng.

Anh Nguyễn Đăng Sửu chia sẻ: “Để ra được một sản phẩm kẹo lạc, kẹo dồi đạt chất lượng và được khách hàng tin dùng, phải cẩn trọng ngay từ khâu chọn lựa nguyên liệu. Mạch nha được thu mua từ tỉnh Quảng Ngãi, lạc cũng được lựa chọn kỹ sao cho hạt to, chắc, bóc bằng tay để giữ được độ thơm, đường kính nấu cùng mạch nha bảo đảm không sử dụng chất hóa học. Tất cả nguyên liệu quyện vào nhau tạo thành mùi thơm thanh ngọt, ăn vào cảm nhận được vị bùi đặc trưng".

8X Hà Tĩnh khởi nghiệp với nghề làm kẹo lạc, kẹo dồi truyền thống

Hiện cơ sở đang giải quyết việc làm cho 6 lao động thường xuyên và 4 lao động thời vụ
tại địa phương.

Qua nhiều năm thử nghiệm, anh Sửu đã tìm ra công thức phối trộn nguyên liệu riêng của cơ sở, tạo nên hương vị đặc trưng cho các sản phẩm như kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo lạc vừng...

Đặc biệt, vị béo, thơm, chắc mẩy của hạt lạc đến từ các vùng sản xuất “có tiếng” trong tỉnh như Thạch Kênh (Thạch Hà), Thạch Châu, Thạch Bằng, Thạch Mỹ (Lộc Hà)… là yếu tố là nên sự khác biệt của sản phẩm kẹo của Hà Tĩnh so với các vùng sản xuất truyền thống ở miền Bắc.

Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, anh Sửu cho biết: Sau hơn một năm “khăn gói” đi khắp các làng nghề sản xuất kẹo truyền thống của tỉnh Thái Bình học việc, năm 2016, anh trở về quê thành lập cơ sở sản xuất bánh kẹo của gia đình. Quá trình xây dựng cũng gặp nhiều vất vả do thị trường nhỏ, manh mún.

8X Hà Tĩnh khởi nghiệp với nghề làm kẹo lạc, kẹo dồi truyền thống

Sản phẩm kẹo dồi được nhiều khách hàng từ các tỉnh Quảng Bình, Thanh Hoá, Bình
Dương... ưa chuộng nhờ hương vị đặc trưng của hạt lạc Hà Tĩnh.

Với quyết tâm và hình thức kinh doanh lấy ngắn nuôi dài, số tiền lãi đã được anh Sửu dùng đầu tư máy cán kẹo, máy đóng gói, nồi điện nấu đường,... cho ra thành phẩm bắt mắt, chất lượng và năng suất cao hơn nhiều lần so với cách làm thủ công trước kia, tạo được lòng tin cho khách hàng.

Anh cũng luôn trăn trở để đổi mới về hình thức và chủng loại cho sản phẩm nhằm cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

“Tiếng lành đồn xa”, đơn hàng từ các tỉnh cứ thế ngày càng nhiều, giúp anh có điều kiện phát triển sản xuất, đầu tư bao bì, đăng kí mã vạch sản phẩm; giới thiệu thông qua Facebook và website bán hàng riêng trên Google.

8X Hà Tĩnh khởi nghiệp với nghề làm kẹo lạc, kẹo dồi truyền thống

Tung bình mỗi ngày cơ sở xuất ra thị trường từ 1.200 – 1.500 gói kẹo các loại, mang về
doanh thu gần 1 tỷ đồng/năm.

Nhờ sự đầu tư có bài bản và kinh nghiệm trong sản xuất kẹo lạc, kẹo dồi truyền thống, cùng nguồn nguyên liệu có chất lượng, sản phẩm của gia đình ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng; khẳng định được chỗ đứng tại địa bàn tỉnh và có mặt ở nhiều tỉnh, thành khác như Thanh Hoá, Thái Nguyên, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Dương, Phan Thiết…

Hiện, cơ sở của anh trung bình mỗi ngày xuất ra thị trường từ 1.200 – 1.400 gói kẹo các loại, mang về doanh thu gần 1 tỷ đồng/năm. Đồng thời, giải quyết việc làm cho 6 lao động thường xuyên và 4 lao động thời vụ, trở thành một trong những mô hình sản xuất tiêu biểu tại địa phương.

8X Hà Tĩnh khởi nghiệp với nghề làm kẹo lạc, kẹo dồi truyền thống

Kẹo lạc Sửu Hà hiện cũng đã có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Trăn trở cùng sự phát triển của cơ sở, thời gian tới, anh sẽ huy động thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư thêm hệ thống máy móc, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm.

“Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ tích cực hoàn thiện hồ sơ, mẫu mã để đăng kí tham gia chương trình OCOP của huyện Thạch Hà nhằm từng bước đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua các chương trình xúc tiến thương mại” - anh Sửu cho biết thêm.

Theo Thái Oanh/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174


Hôm nayHôm nay : 32928

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 138126

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73185097