18:11 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cựu lính Hà Tĩnh tự mình đắp đập, biến "vùng đất chết" thành xóm Trại trù phú

Thứ tư - 11/09/2019 11:15
Không còn trong quân ngũ, cựu lính giải phóng quân Hà Tĩnh tự đặt nhiệm vụ cho mình là: “Luôn cần cù, siêng năng lao động để xây dựng cuộc sống cho mình và cống hiến cho quê hương”.

Cựu lính Hà Tĩnh tự mình đắp đập, biến “vùng đất chết” thành xóm Trại trù phú

Cánh đồng Trại (thôn Yên, Thuần Thiện, Can Lộc) trở nên trù phú nhờ công sức
của cựu lính giải phóng Hồ Phúc Hương

Sinh năm 1956, nhập ngũ tháng 6/1974, ông Hồ Phúc Hương (thôn Yên, xã Thuần Thiện, Can Lộc - Hà Tĩnh) là lính lái xe của Binh đoàn 12 - Đoàn 559, tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam, sau đó tham gia chiến dịch biên giới năm 1979.

Với sự dũng cảm, sáng tạo và đạt nhiều thành tích trong chiến đấu, từ một người lính binh nhất, ông được phong Trung úy và giữ chức Đại đội trưởng Đại đội 14, Tiểu đoàn 59, Binh đoàn 12, Trung đoàn 17 (thuộc Đoàn 559).

Cựu lính Hà Tĩnh tự mình đắp đập, biến “vùng đất chết” thành xóm Trại trù phú

Ông Hồ Phúc Hương

Năm 1982, ông xuất ngũ trở về địa phương và đảm nhận nhiều vị trí công tác, đến năm 1990 thì xin nghỉ việc ở xã để lên vùng đồng Trại - nằm sát dưới đập Cu Lây (thôn Yên) - khai hoang làm kinh tế trang trại.

Được biết, kể từ sau khi Can Lộc xây dựng đập Cu Lây lấy nước phục vụ thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp nhiều xã vùng hạ Can, thì cánh đồng Trại dưới chân đập trở thành một "vùng đất chết” do thiếu nước sản xuất. Nguyên nhân là mực nước xả qua kênh thủy lợi về đồng thấp hơn nhiều so với vùng cánh đồng ven chân đập.

“Lúc đó, cả cánh đồng Trại hơn 24 mẫu, toàn cỏ hoang, lau sậy, chỉ để thả trâu bò. Là cán bộ xã, nhiều lần đi khảo sát khu vực này, tôi trăn trở và thấy tiếc vì diện tích đất canh tác của bà con thì thiếu mà cả vùng đồng hoang không canh tác được gì", ông Hương kể.

Cựu lính Hà Tĩnh tự mình đắp đập, biến “vùng đất chết” thành xóm Trại trù phú

Cần cù, nhẫn nại và hơn cả là ý chí quyết tâm sắt đá của người lính, ông Hương đã đắp nên con đập này

Với bản chất của một người lính, ông nghĩ cách để phục hóa đồng hoang. Không chỉ khảo sát chất đất, ông còn mày mò tìm kiếm nguồn nước. Rồi ông phát hiện ra mạch nước ngầm thẩm thấu qua đập dù không lớn nhưng nếu được tích trữ thì có thể đủ để phục vụ cho việc canh tác sản xuất cả cánh đồng.

Mạch nước ngầm này chính là “vàng” mà ông Hương đã tìm thấy. Nhưng làm thế nào để tích trữ nước từ những mạch ngầm nhỏ là một bài toán khó khả thi đối với một cá nhân, hơn nữa giai đoạn ấy máy móc không có, tiền vốn cũng không.

Sau nhiều ngày đắn đo, cuối cùng ông Hương bàn với vợ quyết tâm sẽ làm. Được sự đồng ý của xã, sau hơn 1 năm, ông Hương đã đắp được một con đập nhỏ.

Cựu lính Hà Tĩnh tự mình đắp đập, biến “vùng đất chết” thành xóm Trại trù phú

... nhờ có đập nước của ông Hương, nhiều gia đình mở mang diện tích sản xuất

Đắp được đập nước, dù ban đầu không lớn nhưng cũng đủ để phục vụ cho 6 mẫu đất mà ông vừa khai khẩn. Nhìn những ruộng lúa bội thu sau khi có nước của ông Hương, nhiều bà con không chỉ thán phục mà lên vùng đồng Trại học hỏi làm theo. Không chỉ chia sẻ kinh nghiệm, ông còn chia sẻ nguồn nước quý giá để bà con cùng sản xuất.

Ông Hồ Phúc Hương cho biết, sau một thời gian khi bà con canh tác ổn định, ông có chủ trương thu một mùa 4 tạ lúa/trên hơn 24 mẫu ruộng của bà con để phục vụ cho việc cải tạo nới rộng đập. Việc này là phục vụ lợi ích chung nên mọi người đồng tình. Sau 4 năm, con đập hoàn thành, bà con không phải đóng góp nữa.

Cựu lính Hà Tĩnh tự mình đắp đập, biến “vùng đất chết” thành xóm Trại trù phú

Nhiều mô hình trang trại đã ra đời ở cánh đồng Trại sau khi có chủ trương dồn điền, đổi thửa.
 Trong ảnh: Những trang trại được xây dựng bao quanh đập nước của ông Hương

Một thời gian sau, cánh đồng hơn 24 mẫu ở bên dưới đập Cu Lây từ hoang hóa đã trở thành những mảnh ruộng tươi tốt. Đến lúc này không chỉ trồng lúa, ông Hương tiến hành thâm canh các cây trồng khác như cây ăn quả, các loại rau củ theo thời vụ kết hợp chăn nuôi bò, gà, lợn…

Với sự nhạy bén, thường xuyên nắm bắt các kiến thức qua các kênh khoa học, kỹ thuật và thời sự kinh tế, ông Hương đã có sự linh động chuyển đổi sản xuất để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Điển hình trong giai đoạn 2017, trên đất của ông có 200 gốc xoài lâu năm, năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Thời điểm đó, nhận thấy người dân đang săn lùng cây ăn quả lâu năm để trồng làm cảnh, bóng mát…, ông đã có quyết định táo bạo là đào bán hết tất cả gốc xoài của mình để lấy vốn và dành quỹ đất trồng bưởi da xanh và ổi Đài Loan. Cùng đó là xen canh các cây ngắn ngày như: rau cải, hành tăm, dưa lê, các loại bí lấy quả.

Cựu lính Hà Tĩnh tự mình đắp đập, biến “vùng đất chết” thành xóm Trại trù phú

Mảnh ruộng xen canh giữa cây ăn quả lâu năm và rau củ ngắn ngày

Từ các sản phẩm chủ lực là đàn gà mỗi năm 2 đợt xuất chuồng 2.000 con, 10 con bò, 2 mẫu lúa phục vụ chăn nuôi, kết hợp với luân canh các giống thời vụ ngắn ngày, mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng trừ chi phí.

Cũng nhờ chủ động được nguồn nước nên dù thời điểm này mưa chưa nhiều nhưng những luống bí đỏ hồ lô của ông đã lên xanh. Đi cùng ông thăm những mảnh ruộng hè thu, ông khẳng định ít tháng nữa trên những mảnh ruộng lúa này bí xanh và các loại rau củ khác sẽ cho thu hoạch…

Cựu lính Hà Tĩnh tự mình đắp đập, biến “vùng đất chết” thành xóm Trại trù phú

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Hương luôn chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ bà con phát triển trang trại.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Hương thường xuyên đóng góp ý kiến trong các cuộc sinh hoạt Chi bộ Đảng thôn Yên. Tiếp nhận chủ trương dồn điền đổi thửa của Chính phủ, ông Hương đã đề xuất với UBND xã về hướng đi phát triển kinh tế ở đồng Trại.

Năm 2017, UBND xã Thuần Thiện đã quyết định giao phần còn lại của đồng Trại cho 10 chủ hộ lên làm kinh tế trang trại. Đến nay, sau 2 năm, những chủ hộ này với sự giúp đỡ của ông Hương đã có những thành công bước đầu.

Cựu lính Hà Tĩnh tự mình đắp đập, biến “vùng đất chết” thành xóm Trại trù phú

Phút thư giãn của ông Hương cùng cháu sau những giờ làm việc vất vả.

Khi nói về ông Hồ Phúc Hương, ông Nguyễn Xuân Lan - Hội trưởng Hội CCB xã và ông Bùi Quốc Xân - nguyên Chủ tịch UBND xã Thuần Thiện khẳng định: “Ông Hương là một CCB siêng năng, cần cù, nhẫn nại. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông còn là một người lính - đảng viên gương mẫu luôn đi đầu và có nhiều đóng góp cho các phong trào ở địa phương”.

Với những nỗ lực của mình, năm 2016, ông Hương được Hội CCB tỉnh Hà Tĩnh tặng bằng khen về phong trào thi đua “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, phát triển kinh tế” (2011 - 2016).

Theo Thiên Vỹ/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 277


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1274978

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74321949