10:59 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đồng quản lý nghề cá ven bờ: Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản!

Thứ tư - 24/06/2015 04:11
Mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ là một trong những hợp phần quan trọng của dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Hà Tĩnh (CRSD). Sau hơn 1 năm triển khai, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống bà con ngư dân được nâng cao.
 
Đồng quản lý nghề cá ven bờ: Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản!

Tổ Đồng quản lý nghề cá số 15 - xã Kỳ Xuân cùng lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý tàu thuyền vi phạm trong khai thác hải sản.

Ông Trần Xuân Hoàng - Chi cục Trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết: Hà Tĩnh có tiềm năng, lợi thế rất lớn về nghề khai thác hải sản. Song, số đội tàu đánh bắt vùng lộng, vùng khơi trên địa bàn còn ít, chủ yếu công suất nhỏ hơn 20 CV (chiếm hơn 75%), làm nghề lưới rê và câu hoạt động vùng ven bờ trong tỉnh. Do đó, nguồn lợi thủy sản ven bờ đang bị khai thác quá mức, ít nhất 10-12%. Ngư cụ chủ yếu sử dụng đánh bắt ven bờ với sản lượng lớn cá tạp phục vụ trực tiếp cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc hoặc sản xuất nước mắm, bột cá. Đây là một trong những nguyên nhân gây hủy diệt nguồn lợi ven biển. Mặt khác, nhận thức của một số ngư dân còn hạn chế, sử dụng các phương tiện hủy diệt như: mìn, kích điện... để khai thác hải sản; đặc biệt, một số tàu công suất lớn ở các tỉnh khác sử dụng lưới dã cào vào bờ đánh bắt.

Với thực trạng trên, việc được hưởng lợi từ dự án CRSD do Ngân hàng Thế giới tài trợ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Hà Tĩnh. Trong đó, hợp phần xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ sẽ nâng cao năng lực cho ngư dân địa phương để họ có thể đảm trách được các quyền lợi, nghĩa vụ mới được giao và thực hiện theo cách thức đảm bảo duy trì lâu dài sinh kế của mình.

Sau hơn 1 năm triển khai dự án, đến nay, Ban Quản lý các dự án ODA phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng được 9/10 mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ. Trong đó, 2 mô hình ở Kỳ Xuân, Kỳ Phú (Kỳ Anh) đã chính thức đi vào hoạt động. Bước đầu, các mô hình đã thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức cho ngư dân nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường vùng biển; cung cấp thông tin giúp cơ quan chức năng có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.

Ông Nguyễn Văn Cẩn - Tổ trưởng Tổ Đồng quản lý số 16 - xã Kỳ Phú cho biết: Tổ gồm 42 thành viên (trong đó có 39 chủ tàu cá và 3 cơ sở thu mua dịch vụ thủy sản). Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực. Trước hết là ngư dân được cùng nhau hội họp, cùng bàn kế hoạch quản lý ngư trường trên vùng biển của mình. Từ các đợt tập huấn, tuyên truyền, bà con từng bước nâng cao nhận thức về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tích cực tham gia với các cơ quan chức năng tuần tra, kiểm soát các hành vi vi phạm trong khai thác...

Mặc dù chưa đi vào hoạt động chính thức nhưng mô hình ở Thạch Lạc (Thạch Hà) bước đầu đã mang lại hiệu quả về kinh tế cho ngư dân. Ông Nguyễn Lương Thiên – Tổ trưởng Tổ Đồng quản lý số 8 cho hay: Trước đây, ngư trường vùng biển bị hủy diệt do nhiều tàu cá lớn dùng lưới dã cào, đồng thời, phá hỏng ngư cụ, làm cho đời sống ngư dân trở nên khó khăn. Sau khi thành lập tổ đồng quản lý, tăng thêm mối đoàn kết, tin tưởng, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và cùng hợp sức bảo vệ ngư trường. Tình trạng trên không chỉ giảm dần mà còn nâng cao sản lượng khai thác ven bờ lên 70%...

Đồng quản lý nghề cá là mô hình mới, ngư dân còn bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định. Trong đó, nâng cao nhận thức của ngư dân về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, một số ngư dân trên địa bàn xã Kỳ Xuân từ bỏ, không khai thác các loài thủy sản bản địa quý hiếm chưa đạt kích thước cho phép hoặc trong thời kỳ mang trứng như: tôm hùm, ghẹ trứng, ốc hương... Đường dây nóng bảo vệ khai thác và nguồn lợi thủy sản đang trở thành điểm tựa vững chắc cho các cộng đồng ngư dân.

Khắc phục những khó khăn, tồn tại, trong năm 2015, Ban Quản lý các dự án ODA sẽ đưa vào hoạt động chính thức 7 mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ tại Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà và Kỳ Anh. Ngoài ra, tăng cường năng lực hoạt động nghề cá; đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng tuần tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tàu cá; thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; xử lý thông tin đường dây nóng bảo vệ khai thác và nguồn lợi thủy sản; hướng dẫn ngư dân chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản theo hướng bền vững.

Hữu Trung

Theo baohatinh.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 395


Hôm nayHôm nay : 50781

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1110041

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72792750