08:22 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Hiệu quả từ nghề nuôi bò nhốt vỗ béo

Thứ năm - 06/02/2020 04:14
Vài năm gần đây, phong trào nuôi bò nhốt vỗ béo đã được người dân huyện Lộc Hà hết sức quan tâm và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình tại địa phương.
Trang trại nuôi bò nhốt vỗ béo của ông Nguyễn Đức Tuấn

Trang trại nuôi bò nhốt vỗ béo của ông Nguyễn Đức Tuấn

Lộc Hà là một huyện mới thành lập có tiềm năng diện tích đất đai và điều kiện tự nhiện không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. Vì vậy phát triển chăn nuôi đang trở thành lựa chọn của nhiều hộ dân ở đây. Trong những năm gần đây người dân Lộc Hà đã phát triển nghề chăn nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt vỗ béo đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đến nay toàn huyện đã có khoảng 70 trang trại chăn nuôi bò nhốt vỗ béo ,với bình quân mỗi trang trại có từ 5 đến 25 con trở lên.

 

Gia đình ông Nguyễn Đức Tuấn ở xã Phù Lưu - huyện Lộc Hà trước đây ngoài nghề làm ruộng, hàng tháng gia đình anh còn nuôi thêm 1- 2 con bò thịt theo hình thức vỗ béo cho thu nhập bình quân 1 - 1,5 triều đồng/tháng. Nhận thấy nghề nuôi bò thịt bằng phương pháp vỗ béo nhanh có hiệu quả, lại đảm bảo tính an toàn và dễ chăm sóc nên hai năm gần đây, anh đã quyết định xây dựng trang trại với quy mô lớn, đầu tư bài bản, tăng số lượng đàn bò lên đến 20 con trong một đợt nuôi. Sau mỗi tháng nuôi vỗ béo thì xuất bán, trừ tất cả các khản chi phí, trung bình mỗi con lãi 500 trăm ngàn đồng. Như vậy mỗi lứa xuất chuồng anh thu lãi khoảng 10 triệu đồng/tháng.

 

Gia đình anh Đặng Minh Sơn tại thôn Đại Lưu - xã Hồng Lộc trước đây làm nghề buôn bán nhỏ lẻ thu nhập không cao, thiếu ổn định. Sau khi tìm hiểu thấy thị trường có nhu cầu về bò thịt, nên anh quyết định chuyển sang nghề nuôi bò nhốt vỗ béo. Mỗi đợt gia đình gia đình nuôi từ 10 đến 12 con, cho thu nhập 8 đến 10 triệu đồng/đợt. Hiện tại anh Sơn muốn xây dựng một trang trại có quy mô cách xa khu dân cư để phát triển đàn bò với số lượng lớn, đảm bảo vệ sinh môi trường. Anh mong muốn chính quyền địa phương tạo điều kiện cho anh thuê đất lâu dài để có điều kiện phát triển nghề.

 

Xã Thạch Bằng hiện có 9 trang trại chăn nuôi tổng hợp chủ yếu tập trung tại thôn Phú Đông, trong đó trang trại của anh Trần Văn Minh có đàn bò nuôi nhốt với số lượng khá lớn. Mặc dầu trang trại đước xây dựng với quy mô có thể nuôi 50 con/ lứa nhưng hiện tại anh Minh mới chỉ nuôi 25 con. Trong số đó vừa có bê loại 6 đến 8 tháng tuổi, vừa có bò gầy để nuôi vỗ béo. Anh Minh cho biết trước khi làm trang trại anh đã từng làm nhiều nghề khác. Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế ở nhiều địa phương khác, anh nhận thấy nghề chăn nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt vỗ béo thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định nên đã quyết định chuyển sang nghề này. Hy vọng đây sẽ là nghề giúp anh có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

 

Ông Trần Văn Phúc Phó, giám đốc Trung tâm KHKH & BVCTVN huyện Lộc Hà cho biết, trong điều kiện diện tích đất đai đang bị thu hẹp ảnh hưởng đến việc chăn thả ngoài đồng, nghề chăn nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt vỗ béo tại huyện Lộc Hà hiện nay là nghề nuôi phù hợp với địa phương, là sự lựa chọn đúng đắn của bà con nông dân ở đây. Đó cũng là cơ sở để huyện Lộc Hà đưa ra chủ trương xây dựng đề án phát triển chăn nuôi, trong đó đưa nghề nuôi bò nhốt trở thành nghề sản xuất chính. Tuy nhiên cũng theo ông Phúc để nghề chăn nuôi bò nhốt vỗ béo thực sự mạng lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo tính bền vững, thì người nuôi cần thực hiện tốt các yều cầu về kỹ thuật nhằm phát huy cao độ khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh. Hiệu quả nuôi phụ thuộc vào các yếu tố như giống, tuổi giết mổ, kỹ thuật nuôi dưỡng, một số tác động của môi trường và mức độ chênh lệch giá mua và giá bán./.

Theo Phú Hòa/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205


Hôm nayHôm nay : 47699

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 962258

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71189573