13:52 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

LCASP Hà Tĩnh: Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn

Chủ nhật - 20/08/2017 23:50
Để xây dựng được hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đạt quy chuẩn đánh giá tác động môi trường có khi chủ trang trại phải đầu tư hàng tỷ đồng, trong khi nhiều hộ “ngắn vốn” buộc phải cắt giảm hoặc “nợ” tiêu chí này.

Việc tham gia hỗ trợ chủ trang trại xây dựng hầm biogas xử lý chất thải của dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) được xem là “bà đỡ” giúp người chăn nuôi tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường xung quanh khu vực.

08-41-19_1
Trang trại chăn nuôi của hộ anh Khuyến không còn tình trạng xả thẳng ra môi trường nhờ sự hỗ trợ xây hầm biogas của dự án các bon thấp

Cách đây hơn 4 năm về trước, trên địa bàn Hà Tĩnh nở rộ phong trào đầu tư chăn nuôi lợn quy mô lớn. Nói không ngoa, thời điểm đó trang trại mọc lên “như nấm sau mưa”. Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa môi trường bị đe dọa, không ít địa phương có số lượng trang trại lớn... đau đầu với những lá đơn, kiến nghị tại các cuộc tiếp xúc cử tri về mùi hôi thối xung quanh trang trại.

Đúng lúc này (năm 2013) dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp bắt đầu “đổ” vào Hà Tĩnh. Dự án này hỗ trợ xây dựng hầm biogas cỡ lớn, cỡ vừa và nhỏ, nhưng đặc thù ở Hà Tĩnh chỉ phù hợp với công trình cỡ vừa và nhỏ nên việc lựa chọn trang trại, hộ chăn nuôi để thực hiện cũng được tính toán kỹ lưỡng.

Ông Nguyễn Xuân Hoan, Giám đốc Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Hà Tĩnh cho hay, đến thời điểm này toàn tỉnh có 4 công trình biogas cỡ vừa (dung tích trên 50m3 đến dưới 499m3) được đầu tư xây dựng. Những công trình này hỗ trợ cho trang trại chăn nuôi quy mô khoảng 300 con lợn/lứa. Sau khi bàn giao, đưa vào sử dụng đều đang phát huy hiệu quả rất tốt.

Trang trại của hộ anh Nguyễn Văn Khuyến, chị Dương Thị Hoa ở thôn Ái Quốc, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên có quy mô nuôi 200 con lợn/lứa; trong đó lợn nái dao động 20 - 30 con, số còn lại là lợn thương phẩm. Năm 2015 trang trại này bắt đầu đưa vào sản xuất nhưng do thiếu vốn nên hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi vợ chồng anh để... chảy tự do.

08-41-19_2
Khí gas được sử dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình
Liên quan đến việc xử lý sản phẩm khí gas dư thừa, ông Hoan thông tin, hiện người chăn nuôi mới chỉ đốt xử lý theo quy trình chứ chưa sử dụng được cho máy phát điện bởi khí gas chứa nhiều tạp chất, axit nên phá vỡ kết cấu máy phát điện, ngoài ra giá thành máy phát điện mini cũng khá cao nên nếu hạch toán kinh tế thì chưa thể áp dụng.

Đầu năm 2017, trang trại được dự án hỗ trợ 10 triệu đồng, anh vay mượn thêm khoảng 50 triệu nữa xây dựng hầm biogas cỡ vừa. Sau khi hoàn thành, toàn bộ chất thải được đưa vào hầm xử lý, phần nước thải được thải ra hồ điều hòa bên cạnh, kể từ đó, môi trường trong và ngoài khuôn viên trang trại không còn mùi hôi thối nữa.

“Ngoài môi trường đảm bảo, lượng khí gas sản xuất ra cũng khá lớn nhưng do gia đình tôi chưa có nhu cầu sử dụng nên chúng tôi bắp đường ống đốt xử lý theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của dự án”, anh Khuyến nói.

Chủ trang trại này khẳng định thêm, dự án hỗ trợ xây hầm biogas thực sự rất thiết thực. Sắp tới anh sẽ thả nuôi lứa lợn mới, đồng thời lắp đường ống sử dụng khí gas đun nấu, phục vụ sinh hoạt trong trang trại.

Đối với trang trại chăn nuôi lợn của hộ ông Tinh ở xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên, chất thải tạo thành khí gas đủ phục vụ đun nấu, sinh hoạt cho hơn 10 người. Trường hợp khí gas dư thừa ông Tinh cũng đốt xử lý theo hướng dẫn của cán bộ dự án, hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Nguyễn Xuân Hoan, việc hỗ trợ người chăn nuôi xây dựng công trình biogas là để phát huy hiệu quả bền vững không phải làm để đối phó nên mọi công đoạn đều được quản lý chặt chẽ.

“Chúng tôi khuyến khích bà con chọn công nghệ hầm xây, bởi công nghệ này vừa phù hợp điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên địa bàn vừa tiết kiệm chi phí; tuổi thọ hầm xây cũng cao hơn hầm phủ bạt HDPE”, ông Hoan nhấn mạnh.

Hà Tĩnh: Đạt 86% kế hoạch

Từ năm 2013 đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh xây được 4.900 công trình biogas trên kế hoạch 5.700 công trình (tính đến tháng 6/2019) với tổng nguồn vốn giải ngân 23 tỷ đồng.

Như vậy sau hơn 4 năm triển khai, dự án đã hỗ trợ người dân xây lắp đạt 86% kế hoạch tổng thể dự án. BQL của tỉnh đang làm hồ sơ xin ý kiến BQL dự án Trung ương xây dựng thêm 9 công trình vừa.

Theo Thanh Nga - Văn Dũng/Nông Nghiệp.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 138

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 137


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1116731

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72799440