02:09 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình nông - lâm kết hợp ở Hà Tĩnh: "Quýt ngọt lấp lá"?!

Thứ ba - 14/08/2018 05:59
Những năm gần đây, phát triển kinh tế trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh ngày càng được người dân quan tâm. Mô hình sản xuất nông lâm kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao xuất hiện nhiều qua từng năm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân miền núi...

Mô hình nông - lâm kết hợp ở Hà Tĩnh: “Quýt ngọt lấp lá”?!Mô hình trồng cỏ nuôi bò, trồng cây có múi và cây nguyên liệu của gia đình ông Thái Bá Tâm, thôn Trại Tuần, xã Hương Vĩnh (Hương Khê) cho thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh hiện có trên 600 mô hình kinh tế thực hiện trên đất lâm nghiệp. Trong đó, có gần 50 mô hình doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, trên 80 mô hình cho doanh thu từ 500 triệu đồng - dưới 1 tỷ đồng/năm.

Đáng mừng là mô hình sản xuất nông lâm kết hợp phân bổ khá đều trên các địa phương có rừng trong tỉnh. Sản xuất tổng hợp, trồng rừng kết hợp với chăn nuôi, trồng cây nông nghiệp và trồng xen cây công nghiệp dài ngày là hình thức sản xuất chủ đạo.

Mô hình nông lâm kết hợp này đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, với thu nhập bình quân từ 3,5 - 4,5 triệu đồng, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi...

Hộ ông Lê Đình Nam, xóm Phố Cường, xã Gia Phố (Hương Khê) xứng đáng với mô hình điểm của huyện. Nhờ được đầu tư bài bản theo hướng đa cây, đa con bền vững, doanh thu của mô hình đạt trên 1 tỷ đồng/năm khi chăn nuôi 1.200 con lợn thương phẩm, 1.500 con gà, 500 cây bưởi, 500 cây cam...

Chị Lê Thị Thắm - cán bộ Phòng NN&PTNT Hương Khê, cho biết, toàn huyện hiện có gần 100 mô hình nông lâm cho doanh thu trên 100 triệu đồng/năm. Qua khảo sát, đánh giá, các mô hình tổng hợp có hiệu quả khá cao và bền vững; sản phẩm chính là cam các loại, bưởi Phúc Trạch, bò, lợn, hươu, nuôi ong, gia cầm và keo tràm.

“Với sự đa dạng về sản phẩm đầu ra, cho thu hoạch vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm và không phải bỏ nhiều kinh phí đầu tư cùng một lúc nên mô hình nông lâm kết hợp đã đem lại hiệu quả và cho thu nhập cao cho nông hộ. Nhờ có sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra đã góp phần giảm rủi ro về thị trường và ảnh hưởng của giá cả tiêu thụ sản phẩm”, chị Thắm cho hay.

Mô hình nông - lâm kết hợp ở Hà Tĩnh: “Quýt ngọt lấp lá”?!Mô hình dưới ao nuôi cá, trên trồng cam, trồng cây nguyên liệu của ông của ông Nguyễn Sỹ Hùng (thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây - Hương Sơn) cho doanh thu 400 - 500 triệu đồng.

Mô hình kinh tế nông lâm kết hợp của ông Nguyễn Sỹ Hùng ở thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn) cũng là một điển hình đáng nhân rộng. Nhìn từ trên cao, trang trại của gia đình anh được bố trí khá liên hoàn, khoa học. Phần đất gần khe suối được đào thành ao nuôi cá. Gần 2 ha đất đồi có độ dốc vừa phải được anh bố trí trồng cam theo đường đồng mức; phần núi dốc hơn được trồng rừng (chủ yếu là keo tràm). Với mô hình này, mỗi năm cho gia đình anh doanh thu khoảng 400 - 500 triệu đồng.

Mô hình trồng cỏ nuôi bò, thả gà đồi, trồng cây ăn quả có múi và trồng keo nguyên liệu của ông Nguyễn Luận (thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) mỗi năm cũng mang về nguồn thu nhập cho gia chủ khoảng 200 - 300 triệu đồng.

Mô hình nông - lâm kết hợp ở Hà Tĩnh: “Quýt ngọt lấp lá”?!Mô hình trồng chè, trồng cây nguyên liệu tại làng Chè, xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn, không chỉ cho thu nhập cao mà còn đẹp như một bức tranh.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết, hiện chưa có quy hoạch phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp. Hầu hết các mô hình trên địa bàn tỉnh đều tự phát nên chủ yếu đều nhỏ lẻ, chưa có quy mô lớn, liên kết với các doanh nghiệp...

“Việc sản xuất nông lâm kết hợp của các hộ dân lâu nay chưa được chính quyền địa phương huyện, xã kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; chưa thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định...”, một cán bộ nông nghiệp tỉnh, cho hay.

Thực tế tại các địa phương, cho thấy, tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang trồng cây ăn quả, làm kinh tế trang trại khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, tiểm ẩn ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

Mô hình sản xuất nông lâm kết hợp dù đang góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân miền núi nhưng cũng đã bộc lộ những bất cập cần khắc phục. Việc sớm có quy hoạch phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp để đảm bảo phát triển bền vững và tương xứng với tiềm năng, lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp như Hà Tĩnh là rất cần thiết.

 Theo Trọng Tin/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 490

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 489


Hôm nayHôm nay : 30634

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1421656

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74468627