1. Chủ mô hình: HTX Hải Tiến (ĐT: 01699454315) và HTX Long Hải (ĐT: 01653255409).
2. Địa chỉ: Xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh;
|
|
I. Thông tin mô hình
Chủ mô hình: HTX Hải Tiến (ĐT: 01699454315) và HTX Long Hải (ĐT: 01653255409).
Địa chỉ: Xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh;
3. Quy mô: 180 hộ; 6 lồng/hộ; mỗi lồng 36 m3
4. Doanh thu bình quân: 25,2 tỷ đồng/năm (140 triệu đồng/hộ).
5. Lợi nhuận bình quân: 10,8 tỷ đồng/năm (60 triệu đồng/hộ).
6. Số lao động sử dụng: 200 lao động, thu nhập bình quân lao động: 4-5 triệu động/lao động/tháng.
II. Đặc trưng của mô hình:
Năm 2008, Bara Đò Điệm đưa vào vận hành, bên cạnh mang lại những nguồn lợi lớn cho nhiều địa phương, nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của trên 260 hộ dân ở 2 xóm Sông Tiến và Sông Hải của xã Thạch Sơn (Hà Tĩnh), việc chuyển đổi nghề gặp nhiều khó khăn, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, Trung tâm chuyển giao KHCN huyện Thạch Hà, năm 2010, với 2 lồng nuôi cá nước mặn đầu tiên được thả giống tại 2 hộ ở xóm Sông Hải, đến nay đã phát triển thành 180 hộ, trong đó 115 hộ xóm Sông Hải nuôi cá chẽm nước lợ; 65 hộ xóm Sông Tiến nuôi cá nước ngọt... Mỗi đợt thả nuôi trừ hết các khoản chi phí lãi ròng bình quân khoảng 60 triệu đồng/hộ. |
|
III. Một số bài học kinh nghiệm rút ra:
1. Sự vào cuộc quyết liệt của cấp uỷ và chính quyền, chủ động tìm kiếm mô hình phù hợp với địa phương để giải quyết việc làm cho người dân và sự hỗ trợ tích cực từ chính sách 24, 26 của tỉnh.
2. Biết khai thác và phát huy lợi thế nguồn nước sông. Hiệu quả từ các mô hình thí điểm người dân đã mạnh dạn triển khai nhân rộng các mô hình nuôi cá lồng bè.
3. Hệ thống lồng, bè nuôi phải được thiết kế đảm bảo kỹ thuật, người dân phải nắm vững kiến thức về nuôi cá lồng.
4. Phải có quy hoạch nuôi lồng, bè trên sông, tránh tình trạng nuôi ồ ạt gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
5. Lựa chọn đối tượng nuôi, con giống chất lượng đảm bảo, cỡ cá giống thả lồng càng lớn càng tốt, mùa vụ nuôi thích hợp. Hà Tĩnh, tháng 12 năm 2012