08:52 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngành điều trước thách thức “kép”

Thứ sáu - 22/06/2018 23:26
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), hiện ngành điều đang phải đối mặt thách thức “kép” do giá điều xuất khẩu chạm đáy và nhiều doanh nghiệp sản xuất điều tạm ngừng sản xuất do thiếu nguyên liệu.
tr11.jpg
Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Công ty cổ phần Nhật Huy, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Đình Huệ.

Chiếm trên 60% thị phần toàn cầu, trong suốt 12 năm qua, Việt Nam là “vua” trên thị trường điều nhân thế giới, nhưng theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), hiện ngành điều đang phải đối mặt thách thức “kép” do giá điều xuất khẩu chạm đáy và nhiều doanh nghiệp sản xuất điều tạm ngừng sản xuất do thiếu nguyên liệu. Song, nhiều khả năng giá nhân điều sẽ được cải thiện và phục hồi trong những tháng tới.

Giá điều chạm đáy

Thông tin từ các doanh nhân ngành điều cho hay, hiện tại giá nhân điều xuất khẩu với mã hàng W320 chỉ còn từ 4,1- 4,3 USD/pound, giảm tới 20% so cùng kỳ năm ngoái (năm 2017, giá điều mức cao nhất đạt 5,1-5,3 USD/pound). Hiệp hội điều Việt Nam cho rằng đây là mức giá đã chạm đáy và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần bình tĩnh, đoàn kết để vượt qua khó khăn.

Theo ông Tạ Quang Huyên, Tổng Giám đốc Cty Hoàng Sơn 1 (Bình Phước),  nguyên nhân giá giảm xuất phát từ sự bùng phát công suất chế biến của các nhà máy. Trong khi nhu cầu của thị trường chỉ tăng 5% thì Việt Nam - nước đứng đầu thế giới về chế biến điều đã tăng công suất lên tới 25% trong thời gian vừa qua.

 Không chỉ bị lỗ vì giá giảm mạnh, các nhà máy còn đối mặt với tình trạng khó khăn về điều nguyên liệu. Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho hay, các lô hàng điều thô nhập khẩu đang về Việt Nam rất chậm. Trong tháng 5, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu được 25 ngàn tấn điều thô, giảm rất mạnh so với cùng kỳ 2017 là 150 ngàn tấn.

Theo thông tin từ Vinacas, 5 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 653.000 tấn điều nguyên liệu (con số này đã bao gồm cả điều trong nước lẫn phần ít từ Campuchia). Nhưng cũng trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 653.000 tấn điều. Như vậy, cân bằng xuất và nhập gần như bằng 0. Điều nguyên liệu tồn kho còn lại trong nước hiện còn rất ít.

Chính vì vậy, hàng loạt cơ sở chế biến điều đang phải tạm đóng cửa. Chẳng hạn, ở Long An, có 33 cơ sở chế biến nhân điều thì hiện chỉ còn 12 cơ sở đang tiếp tục hoạt động. Ông Tạ Quang Huyên ước tính, có khoảng 80% nhà máy chế biến điều trên toàn quốc đang phải tạm ngừng hoạt động vì không có nguyên liệu.

Giá sẽ phục hồi

Trong bức tranh có phần ảm đạm ấy, vẫn có những niềm hy vọng lớn cho ngành điều, nhất là về thị trường. Theo ông Đặng Hoàng Giang, thị trường xuất khẩu điều vẫn rất tốt.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 5/2018 ước đạt 33 nghìn tấn với giá trị 306 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 139 nghìn tấn và 1,37 tỷ USD, tăng 19,1% về khối lượng và tăng 22,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Đầu ra xuất khẩu của hạt điều vẫn rất tốt, bởi các nhà máy bán ra bao nhiêu thì nhà nhập khẩu mua hết bấy nhiêu.

Theo dự báo từ Hội đồng hạt quả khô quốc tế (INC), sản lượng điều toàn cầu năm nay sẽ tăng nhẹ khoảng 4% so với 2017, đạt khoảng 3,45 triệu tấn. Nhờ giá thấp nên lượng tiêu thụ điều nhân cũng tăng từ 3,5 đến 5%.

Hiện tại, một trong những đối thủ lớn của ngành điều Việt Nam là Ấn Độ cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn nhất thời tương tự. Có thông tin cho thấy thủ phủ ngành điều của Ấn Độ đã phải lên tiếng mong chính phủ “giải cứu” do doanh nghiệp không thể giải được bài toán thiếu nguyên liệu và đối mặt với sức ép lãi suất ngân hàng…

Từ khía cạnh thương mại, các thông tin trên vô hình chung đang mở ra cơ hội cho ngành điều Việt Nam về cuối năm. “Tôi tin thị trường từ giờ tới cuối năm có thể khả quan hơn, doanh nghiệp ngành điều có thể tìm kiếm thêm ít lợi nhuận”, ông Nguyễn Duy Tuân, Tổng giám đốc Công ty CP Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (Lafooco) nhận định.

Theo nhận định của ông Huyên, mức giá xuất khẩu hiện nay không thể thấp hơn được nữa. Giá sẽ bắt đầu phục hồi từ tháng 6 này. Với tư cách là Phó chủ tịch Vinacas, ông Huyên đề nghị: Thời gian tới, các doanh nghiệp phải đoàn kết, bình tĩnh không bán thấp bằng mọi giá để níu giữ mức giá chung.

“Thực tế, thị trường thế giới vẫn tiếp tục mua hàng chế biến của Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng điều vẫn tăng trưởng 5%/tháng là cơ hội để doanh nghiệp tiếp tục ổn định lại tổ chức sản xuất”, ông Huyên chia sẻ.

Vinacas cũng tin rằng, dù sản lượng xuất khẩu điều nhân cả năm nay có thể chỉ ngang với mức năm ngoái (350 nghìn tấn) nhưng kim ngạch vẫn có thể nhích lên mức 3,7 tỷ USD, giúp Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1 thế giới năm thứ 13 liên tiếp về xuất khẩu nhân điều.

Dự báo, năm sang 2019 tới, ngành điều Việt Nam sẽ bước qua chu kỳ phát triển mới, với kim ngạch xuất khẩu có thể chạm mốc 4 tỷ USD.

 Thanh Tâm/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261


Hôm nayHôm nay : 55783

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1188929

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60197252