06:38 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi cá rô phi, mô hình hay cho xã khó

Thứ năm - 26/09/2019 04:58
Nhiều năm qua, mô hình nuôi cá rô phi thâm canh đã khẳng định được hướng đi đúng cho các xã thuần nông, khó khăn trong xây dựng mô hình kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân.
Cá rô phi là đối tượng ăn tạp, mau lớn, thịt dày lại thơm, giá cả bình dân, dễ nuôi, kinh phí đầu tư thấp. Cá rô phi có thể nuôi với nhiều hình thức như: Nuôi đơn, nuôi ghép, nuôi lồng bè hay nuôi ao trong cả 3 loại hình mặt nước ngọt, lợ, mặn; cá có phổ thức ăn rộng và khả năng thích ứng tốt với môi trường. Nhiều năm qua, việc chuyển đổi các vùng sản xuất lúa kém hiệu quả, các vùng đất bỏ hoang hay các ao nuôi tôm thường xuyên bị dịch bệnh sang đào ao nuôi cá rô phi đều mang lại nguồn thu nhập khá cho các hộ dân.
Chương trình xây dựng mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, trong đó mục tiêu chính là tăng thu nhập, cải thiện mức sống, đời sống của cư dân nông thôn. Mười năm qua, hàng nghìn mô hình kinh tế được xây dựng và nhân rộng, trong đó mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đã khẳng định có hiệu quả tại các xã thuần nông, khó khăn trong xây dựng mô hình kinh tế.
Chị Phạm Thị Hương (ở xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ) cho biết: Gia đình chị có trên 2ha trang trại, trong đó có 0,5ha ao nuôi các loài cá truyền thống như: “Trắm, trôi, mè, chép... Vào đầu tháng 4 /2019, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh và chính quyền địa phương khảo sát, lựa chọn tham gia xây dựng mô hình nuôi thâm canh cá rô phi dòng mới thuộc chương trình đỡ đầu xây dựng nông thôn mới, với mục tiêu nâng cao thu nhập và làm điểm trình diễn cho bà con lân cận tham quan học tập nhân rộng đồng thời đây cũng là mô hình gắn với công tác “Dân vận khéo”. Vì vậy được sự khuyến kích động viên của chính quyền địa phương, chị đã mạnh dạn "thử sức”.
Đến nay, sau 5 tháng thả nuôi chị đã có cá thu hoạch và kết quả đạt hơn những gì gia đình và chính quyền mong đợi. Cá rô phi lớn nhanh, màu sắc tươi sáng, thịt dày, thơm ngon, thân cân đối, tỷ lệ sống trên 90%. Gia đình đang tiến hành thu tỉa bán dần với giá bán từ 35.000 -50.000 đồng/kg, kích cỡ đạt 0,6 – 0,8kg/con, ước tính sản lượng đạt hơn 10 tấn, trừ chi phí gia đình cũng có lãi trên 50 triệu đồng. So với nuôi cá truyền thống hay trồng lúa thì người dân ở đây rất khó để có được số tiền như vậy.
 

Mô hình cá rô phi đường nghiệp ở gia đình chị Phạm Thị Hương
(ở xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ)
 
Phấn khởi chị cho biết thêm: “Có được thành quả đó là nhờ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp nguồn cá giống và thức ăn đảm bảo chất lượng. Hơn nữa sự quan tâm của  ngành Nông nghiệp, huyện Đức Thọ, chính quyền địa phương cũng như sự nổ lực cố gắng học hỏi và nghiêm túc thực hiện cam kết xây dựng mô hình ban đầu của gia đình chị. Từ khi thực hiện mô hình, nhiều người dân tò mò thường ghé qua xem, nhìn những đàn cá nối đuôi nhau bơi lội tung tăng trên mặt nước, tranh nhau đớp mồi làm nước bắn tung tóe ai cũng trầm trồ ưng bụng và ưng mắt lắm. Thế nên, niềm vui của chị cứ lớn dần lên, chị yêu ao cá của nhà mình hơn, chăm sóc chu đáo, hằng ngày cứ 2 lần cho cá ăn kết hợp với thăm ao, nên nước ao nuôi không bị ô nhiễm, không có dịch bệnh xảy ra.
Anh Trương Huy Dũng - cán bộ chủ trì mô hình cho biết: “Thực hiện chương trình đỡ đầu xây dựng nông thôn mới của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều năm qua Trung tâm Khuyến nông đã khảo sát, lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp để thực hiện tại các xã khó khăn trong xây dựng mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời gắn với công tác “dân vận khéo”. Với đặc thù của các xã này thường là xã thuần nông, thu nhập người dân chủ yếu dựa vào cây lúa, để phát triển các mô hình đầu tư lớn, hiệu quả cao là rất khó áp dụng. Vì vậy, Trung tâm đã xác định cá rô phi là đối tượng có tiềm năng dễ nuôi, dễ bán lại đầu tư thấp. Nhiều năm qua, hướng đi này đã khẳng định có hiệu quả tại các xã Thạch Lâm, Phù Lưu, Cẩm Bình…. Năm 2019, Trung tâm tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi tại xã Đức Thanh.
Bí thư Đảng ủy xã Đức Thanh Nguyễn Tiến Đạt cho biết: Đức Thanh là xã thuần nông, đời sống người dân còn thấp, việc xây dựng các mô hình kinh tế hết sức khó khăn. Thành quả bước đầu của mô hình nuôi cá thâm canh đầu tiên ở xã do Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ đã tạotiền đề, mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây trong mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Theo Kim Thịnh/sonongnghiephatinh.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 320

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 317


Hôm nayHôm nay : 39959

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 990988

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72673697