05:24 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trang trại xanh trên vùng đất khát

Thứ sáu - 21/06/2013 09:22
Thăm trang trại tổng hợp của ông Đàm Thọ ở xã Lộc Yên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chúng tôi cảm phục trước nghị lực và táo bạo của vợ chồng ông.

 

Dẫn chúng tôi tham quan một vòng khu trang trại rộng hơn 12,5ha ở vùng nắng lửa miền núi Hương Khê, ông Thọ nhớ lại: "Năm 1989 vợ chồng tui dắt díu nhau vào đây lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Thời gian đầu cứ tối đến tui đi kiếm cá, sáng vợ mang ra chợ bán mới có gạo ăn".

Giờ đây, vợ chồng ông đã tạo dựng một cơ ngơi ít ai sánh được. Trang trại của vợ chồng ông có khu nuôi trên 600 con lợn thịt và 1 đàn lợn rừng 30 con. Không dừng lại ở nuôi lợn, ông đi nhiều nơi học hỏi kỹ thuật nuôi ong. Sau 2 tháng học hỏi ông đã mạnh dạn nuôi 10 tổ ong đầu tiên để thử nghiệm. "Ban đầu cũng sợ nhưng khi tìm hiểu kỹ càng rồi mới tự tin để nuôi"- ông Thọ chia sẻ. Đến nay trang trại của ông đã có hơn 400 tổ ong, mỗi tháng thu hoạch 3 lần trên 6 tấn mật, thu về khoảng 300 triệu đồng.

Vườn cam và đàn lợn mang lại cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo ông Thọ, dù nuôi ong, nuôi lợn nhưng đất đai vẫn còn nhiều, bỏ hoang hoặc trồng keo thì phí, ông tiếp tục tìm hiểu một số giống cây công nghiệp và cây ăn quả phù hợp với đất đai để trồng. Thế là hơn 2ha diện tích đất được phủ kín cây dó trầm và hơn 200 gốc cam lai. Quả thật đất không phụ lòng người, mỗi năm vườn cam của ông cho thu hoạch hơn 300 triệu đồng, còn cây dó trầm thì bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên.

Không chỉ lo làm ăn, ông còn là người đi tiên phong trong việc bảo vệ môi trường. Khi quyết định chăn nuôi lợn quy mô lớn, việc đầu tiên ông làm là xây dựng hầm biogas. Ông đã đầu tư gần 200 triệu đồng để xây dựng hầm. "Làm ăn ngoài nghĩ cho mình thì còn phải nghĩ cho xã hội, hơn nữa nếu không xây hầm biogas, môi trường ô nhiễm liệu trang trại của tui tồn tại đến bao giờ"- ông Thọ chia sẻ. Đầu tư tốn kém nhưng lợi ích mà hầm biogas mang lại cực kỳ lớn, môi trường xung quanh trang trại luôn được đảm bảo, gia đình ông có một nguồn khí gas phục vụ cho việc đun nấu, thắp sáng trong sinh hoạt và chăn nuôi. Mô hình trang trại của ông Thọ còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với lương từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng và 15 lao động mùa vụ với thu nhập từ 200.000-250.000 đồng/người/ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 295

Máy chủ tìm kiếm : 37

Khách viếng thăm : 258


Hôm nayHôm nay : 44359

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1177505

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60185828