21:15 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng rau bù (bí đỏ) lấy ngọn cho thu nhập cao

Thứ năm - 25/01/2018 08:41
Rau bù là giống rau ít bị sâu bệnh gây hại, lại có chất lượng cao nên giá cao mà thị trường đảm bảo. Nắm bắt được nhu cầu, phát huy lợi thế địa bàn gần trung tâm thành phố Hà Tĩnh, 20 hộ dân thôn Liên Nhật, xã Thạch Hạ đã đưa rau bù lấy ngọn vào trồng trên diện rộng, mang lại thu nhập cao.

Vụ Đông năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Phấn trồng 2 sào bù lấy ngọn.  Chị cho biết: “Sáng nay chị vừa hái 20 bó để cung cấp cho các nhà hàng ở thành phố và chiều nay còn đơn đặt hàng 15 bó cho đám cưới với giá 10.000 đồng/bó. Cứ 2 đến 3 ngày thi hái một lần lúc rẻ nhất cũng 5.000 -7.000 đồng/bó chứ không rẻ như các loại rau khác lúc thấp cho cũng không ai lấy. Trồng rau bù không phải phun thuốc nên thị trường rất ưa chuộng. Nhẩm tính trừ các chi phí phân bón và giống thì thu nhập từ ngọn, hoa và quả từ 2 sào bù, khoảng hơn 20 triệu đồng/vụ”. 
Là một trong những hộ trồng bù ngọn trước tiên của thôn, theo kinh nghiệm của chị Nguyễn Thị Hường thì cứ đầu tháng 10 âm lịch hàng năm thì bắt đầu làm đất và xuống giống. Kỹ thuật trồng bầu rất dễ, chỉ cần lên luống cao, bón lót đầy đủ phân chuồng và đạm, lân. Để có thời gian thu hoạch lâu thì nên bón lót nhiều phân chuồng. Khi thu hái lứa đầu dùng dao cắt tất cả các ngọn cách gốc 15 cm. Khi ngọn gốc tiếp tục nẩy mầm, thì cắt tỉa chỉ giữ lại 3 đến 4 ngọn to đẹp nhất để tập trung nuôi ngọn cho mập. Các lứa thu hái tiếp theo cũng làm như vậy khi ngọn đã vươn dài 40 - 50cm thì cắt ngọn sát gốc. Cứ cách 7 - 10 ngày thì nhổ cỏ, bón thúc phân đạm và phân lân để cây có sức ra ngọn nhiều hơn, nhanh hơn. Bù là loại cây dễ trồng, ít công chăm sóc và rất có giá. Với giống bù siêu ngọn sau khi xuống giống 1,5 tháng là cho thu hoạch. Ngọn bù được thu liên tục trong khoảng từ 4-5 tháng tùy vào người chăm”.
Chị Hường cho biết thêm: “Do đất màu ít nên vụ Đông chị chỉ trồng 1 sào và 1 sào trồng khoai lang. Ra Tết chị sẽ phá bỏ khoai lang để trồng rau bù. Việc luân canh cây trên ruộng sẽ đưa lại năng suất cao hơn và giảm sâu bệnh lây lan. Với lại rau khoai lang hiện nay cũng rất có giá. Sản xuất mỗi thứ 1 ít để dễ tiêu thụ hơn”.


Chị Nguyễn Thị Hường chăm sóc  cây bù
 
Hiện nay, thôn Liên Nhật có khoảng 20 hộ trồng rau bù lấy ngọn, mỗi hộ 1-2 sào/vụ. Theo các hộ dân đánh giá, bù là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, giống cây trồng này lại không có nhiều sâu bệnh gây hại, tốn ít công lao động mà cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng cây bù lấy ngọn làm rau chuyên canh hàng hóa đã được người dân thôn Liên Nhật khẳng định đang là hướng đi đúng, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, sạch, góp phần thực hiện thành công chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng lợi thế diện tích sẵn có của địa phương bằng những theo lối đi riêng.
Theo Kim Thịnh/sonongnghiep.hatinh.gov.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1074672

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72757381