Đến thời điểm hiện tại, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã có quyết định thành lập và xúc tiến việc ra mắt Hiệp hội Trồng cam Thượng Lộc. Đây được xem là giải pháp để nâng cao giá trị của sản phẩm cam vùng trà sơn, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
Hỗ trợ sinh kế để người dân thoát nghèo bền vững là một trong những hoạt động thiết thực, hiệu quả được Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Hà Tĩnh triển khai trong những năm qua.
Thực hiện chính sách về hỗ trợ phát triển chăn nuôi, đến nay, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã hỗ trợ cho trên 300 hộ chăn nuôi xây dựng mô hình nệm lót sinh học để giải quyết bài toán môi trường trong chăn nuôi nông hộ.
Hàng ngàn ngày công được người dân tự nguyện đóng góp; mỗi người dân là một “nghệ nhân” làm đẹp vườn nhà, tuyến đường, ngõ xóm..., thôn Bắc Tiến, xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành khu dân cư sáng, xanh với vẻ đẹp thuần khiết.
Hơn 70 tuổi, với chiếc Ipad và điện thoại thông minh, ông Nguyễn Trung Trực - Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Tân Khê, xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn sử dụng facebook để huy động xây dựng NTM.
Ông Hứa Văn Nhật ở thôn La Khê, xã Hương Trạch (Hương Khê – Hà Tĩnh) năm nay 73 tuổi nhưng luôn phát huy tinh thần “tuổi cao, gương sáng” cho lớp trẻ noi theo.
Từ một thôn khó khăn nhất trở thành thôn đầu tiên phấn đấu đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu - mỗi bước phát triển của thôn Liên Thành (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đều ghi đậm dấu ấn của trưởng thôn Nguyễn Tông Thăng.
Những ngày này, tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh, bà con nông dân đã bắt tay vào sản xuất cây vụ đông 2019. Năm nay, ở đầu vụ thời tiết khá thuận lợi nên bà con nông dân đang tranh thủ làm đất geo trồng cây vụ đông nhất là rau, củ quả càng sớm càng nhanh thì rau củ bán được càng nhiều và được giá cao.
Họ đều là những ông chủ trẻ, cùng lựa chọn nông nghiệp làm điểm khởi nghiệp. Và, chính họ đã tạo ra các giá trị khác biệt từ những “startup” mang khát vọng làm giàu trên chính quê hương Hà Tĩnh...
Ít dịch bệnh, dễ tiêu thụ mà lại cho lãi cao nên thời điểm này, nhiều nông dân Hà Tĩnh đã và đang đầu tư mở rộng chăn nuôi lợn rừng theo hướng hàng hóa.
Sau quá trình học hỏi, xây dựng cơ sở sản xuất, anh Nguyễn Đăng Sửu (SN 1987, ở xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) từng bước đưa thương hiệu “Kẹo lạc Sửu Hà” đến với người người tiêu dùng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình và người lao động tại địa phương.
Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Thọ (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) Dương Đình Hới nói: Chẳng có cách vận động làm NTM nào hiệu quả bằng người dân tự làm gương cho nhau. Như cách làm của Tổ trưởng tổ liên gia số 11 thôn Sơn Bắc Nguyễn Thị Hường thì người dân nhìn vào, cứ như vậy mà đồng loạt làm theo.
Nhiều năm qua, mô hình nuôi cá rô phi thâm canh đã khẳng định được hướng đi đúng cho các xã thuần nông, khó khăn trong xây dựng mô hình kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân.
Nắm bắt xu thế cuộc cách mạng 4.0, từng bước thay đổi thói quen trong tiếp cận công nghệ mới, nhiều tổ chức, địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đang thực hiện phương pháp quét mã QR để tiếp nhận thông tin thay vì in và đọc các tài liệu bằng giấy.
Trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, Nghi Xuân - Hà Tĩnh nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Miền quê sơn thủy hữu tình nằm bên bờ Nam sông Lam êm đềm và bình dị nhưng lại sinh ra làng khoa bảng Tiên Điền, những tên tuổi trứ danh và những câu hát dân ca cùng nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc sắc. Sau 550 năm song hành cùng đất nước, hôm nay, huyện NTM Nghi Xuân vẫn ngời lên những nét đẹp văn hóa. Thấm sâu vào cuộc sống của người dân Nghi Xuân vẫn là những câu hò điệu ví cha ông truyền lại thông qua một tiêu chí đặc biệt do cấp ủy chính quyền Nghi Xuân quy định: 100 % khu dân cư NTM kiểu mẫu phải có CLB dân ca.
Ngoài việc hoàn thành tốt công tác hội, chị Nguyễn Thị Tường, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thuận Lộc (TX. Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) còn tranh thủ thời gian chu tất việc gia đình và phát triển kinh tế, giúp giải quyết việc làm cho một số chị em địa phương.
Không còn trong quân ngũ, cựu lính giải phóng quân Hà Tĩnh tự đặt nhiệm vụ cho mình là: “Luôn cần cù, siêng năng lao động để xây dựng cuộc sống cho mình và cống hiến cho quê hương”.
Năm nay đã gần 70 tuổi nhưng ông Phạm Quang Hiệp - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Đức Nhân (Đức Thọ - Hà Tĩnh) vẫn tranh thủ thời gian rỗi để vẽ sơ đồ, quy hoạch vườn mẫu giúp bà con nhân dân trên địa bàn.
Ở tuổi 70, trong khi nhiều người chọn nghỉ ngơi, an nhàn bên con cháu thì CCB Hoàng Xuân Uy - Phó Chủ tịch Hội CCB xã Phù Lưu (Lộc Hà - Hà Tĩnh) vẫn miệt mài cống hiến cho công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần tô thắm thêm hình ảnh người lính Cụ Hồ trên mặt trận mới.
Với những hành động nhỏ nhưng thiết thực, nhiều tổ chức, cá nhân ở Hà Tĩnh đang dần thay đổi ý thức về sử dụng các vật dụng từ nhựa; từng bước “nói không” với sản phẩm nhựa sử dụng một lần.