Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, những nông dân TP. Hà Tĩnh không chỉ sáng tạo chuyển đổi, tìm kiếm phương thức sản xuất mới mà còn đóng góp thiết thực cùng thành phố xây dựng đô thị loại II.
Qua thử nghiệm, đến nay, mô hình trồng cam VietGap ở thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang đã phát huy hiệu quả, đem đến những tín hiệu vui cho những người trồng cam miền sơn cước Hà Tĩnh.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2011 đến nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã huy động hơn 1.361 tỷ đồng phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Trong số đó, nguồn huy động từ sức dân đạt 382,86 tỷ đồng.
Theo một khảo sát của ngành chức năng Hà Tĩnh, hiện có trên 30% cam chanh Sơn Mai (Hương Sơn) phải nhờ thương hiệu khác để bán ra thị trường. Người trồng cam còn chịu nhiều thiệt thòi do giá trị kinh tế thấp, trong khi xét về chất lượng, sản phẩm không hề thua kém những thương hiệu khác.
“Sau khi 17/17 xã đã đạt 100% các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), Công an Nghi Xuân tiếp tục tập trung thực hiện các chương trình, kế hoạch,… quyết tâm bảo đảm bền vững tiêu chí ANTT”, thượng tá Nguyễn Quang Thành - Trưởng Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết.
Chiều nay (16/10), đoàn kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Nguyễn Thị Phương Hoa dẫn đầu đã có buổi làm việc với Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Tĩnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn tiếp và làm việc với đoàn.
Nhờ chất đất phù hợp và người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây trồng nên hiện nay, hơn 150ha cam của xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cho quả tốt. Sản lượng vụ cam năm nay ước đạt trên 2.200 tấn.
Từ máy cày đa chức năng cũ, ngư dân Xuân Yên, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã "sáng chế" thành chiếc máy kéo tàu thuyền khi lên bờ, xuống biển. Dịch vụ này mang lại thu nhập khá cao, mỗi ngày có thể "kiếm" từ 400 - 500 nghìn đồng.
Tốt nghiệp Đại học Nông lâm Huế loại xuất sắc, Hà Thị Ly (SN 1993, quê xã Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được doanh nghiệp tuyển dụng theo diện thu hút nhân tài. Chưa đầy 2 năm vào làm việc, kỹ sư trẻ đã cho ra đời sáng kiến kỹ thuật, làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng.
Ở tuổi 80, ông Lê Danh Chấn ở thôn Phúc Lạc, xã Thạch Thanh, huyện Thạch Hà vẫn yêu lao động và tìm thấy nguồn vui mỗi ngày từ việc làm vườn mẫu, kiếm trên 70 triệu đồng mỗi năm.
Nghề chế biến thủy sản đang từng bước lấy lại đà phát triển ở Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Nhờ đó, ngư dân địa phương có thị trường tiêu thụ tại chỗ, thêm nhiều lao động có việc làm.
Dưới cái nắng như đổ lửa, mồ hôi ướt đẫm quần áo nhưng trên những cánh đồng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh), nhiều người dân vẫn tất bật bắt cào cào, châu chấu để mưu sinh.
Sau một thời gian sụt giảm doanh thu do sự phát triển mạnh của điện thoại di động và internet, ngành bưu điện Hà Tĩnh từng bước "hồi sinh" bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) bằng cách gắn kinh doanh đa dịch vụ với phục vụ hành chính công.
Để hoàn thành các tiêu chí huyện NTM trong năm 2018, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cần huy động tổng nguồn vốn khoảng 436,6 tỷ đồng.
Vụ hè thu 2018 ở Hà Tĩnh thắng lợi đánh dấu sự có mặt của nhiều loại giống đã được khảo nghiệm và đánh giá qua nhiều vụ sản xuất. Các loại giống được tỉnh lựa chọn hướng đến bổ sung vào bộ giống chủ lực đều khẳng định phẩm cấp, năng suất vượt trội, đồng thời có thể sản xuất cả 2 vụ trong năm.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký Quyết định 2783/QĐ-UBND Hà Tĩnh phê duyệt chủ trương đầu tư Nhà máy may Haivina Hồng Lĩnh tại Cụm Công nghiệp Nam Hồng (TX Hồng Lĩnh).
Góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới, với sự trăn trở, tâm huyết và cách làm đổi mới, sáng tạo, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã hướng dẫn, chỉ đạo các cấp bộ đoàn triển khai, xây dựng thành công mô hình “Vườn ươm cây giống thanh niên”.
Sau hơn 4 tháng triển khai xây dựng và vận hành thử, đến nay, Trung tâm Hành chính công huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn Hương Khê ươm, ghép các loại giống cây ăn quả đặc sản của Hà Tĩnh cung ứng ra thị trường các tỉnh, “kiếm” hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ khi triển khai phong trào xây dựng nông thôn mới đến nay, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã thành lập 680 mô hình kinh tế; trong đó 95 mô hình lớn, 108 mô hình vừa và 477 mô hình nhỏ.