04:15 EST Thứ tư, 18/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới » VB Trung ương


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2014

Thứ bảy - 01/02/2014 04:16
Trong tháng 2/2104, nhiều chính sách liên quan tới doanh nghiệp có hiệu lực như: hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; giảm mức đóng của doanh nghiệp bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; Nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược người nước ngoài tại TCTD...

 

Quy định mới về xử lý nợ phải thu tồn đọng của DNNN

Nghị định 206/2013/NĐ-CP về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có hiệu lực từ ngày 1/2/2014, trong đó có quy định việc xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng của doanh nghiệp.

Cụ thể, đối với các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi được xử lý theo thứ tự: Doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu tập thể, cá nhân bồi thường theo quy định của pháp luật; dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp; hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập doanh nghiệp, tuỳ theo trường hợp cụ thể.

Trong trường hợp thực hiện bán nợ theo quy định của pháp luật, sau khi xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định của pháp luật, chênh lệch giảm giữa giá trị khoản nợ với giá bán được bù đắp bằng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, nếu thiếu hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, sau khi xử lý một lần mà doanh nghiệp bị lỗ thì tiếp tục xử lý theo các quy định của Nhà nước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp.

Bổ sung trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra tham nhũng

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách có hiệu lực thi hành từ ngày 10/2/2014.

Theo đó, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nếu để xảy ra vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ bị xử lý kỷ luật. 

Trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp Nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong ba hình thức: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức.

Trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó.

Nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược người nước ngoài tại TCTD

Nghị định 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam hiệu lực thi hành từ ngày 20/2/2014. 

Trước đây, tỷ lệ sở hữ này được khống chế không vượt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

Nghị định cũng nêu rõ, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam, trừ trường hợp nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thì tỷ lệ này là không được vượt quá 20%.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng phi ngân hàng Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty đại chúng, công ty niêm yết.

Hỗ trợ 3-5 tỷ đồng đối với cơ sở chăn nuôi gia súc

Theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệpnông thôn có hiệu lực từ ngày 10/2/2014, nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc có quy mô nuôi tập trung được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị.

Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định, dự án còn được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.

Cũng theo Nghị định, nhà đầu tư có dự án đầu tư nuôi trồng hải sản tập trung trên biển hoặc ven hải đảo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100 triệu đồng cho 100 m3 lồng nuôi đối với nuôi trồng hải sản ở vùng biển xa cách bờ trên 6 hải lý hoặc ven hải đảo; hỗ trợ 40 triệu đồng cho 100 m3 lồng đối với nuôi trồng hải sản ở vùng biển gần bờ…

Giảm mức đóng của doanh nghiệp bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, giảm mức đóng của doanh nghiệp bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có hiệu lực từ ngày 10/2/2014 quy định doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích 1% (quy định cũ 2%) doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm để đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.

Loại bỏ dần thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp

Quyết định 78/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới có hiệu lực từ ngày 10/2/2014 quy định từ ngày 1/1/2015, không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị gia dụng và thiết bị công nghiệp có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu; Không được phép xây dựng mới tổ máy phát điện bằng than, khí công nghệ lạc hậu, có hiệu suất tại thời điểm bắt đầu đưa vào vận hành thương mại thấp hơn hiệu suất tối thiểu.

Nghiêm cấm nhập thiết bị cũ, lạc hậu đối với các nhà máy điện có công suất tổ máy nằm ngoài quy định nêu trên; việc cấp phép xây dựng đối với các nhà máy điện này sẽ do các cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt theo từng dự án cụ thể; Không được phê duyệt chủ trương đầu tư các nhà máy nhiệt điện phát điện bằng than, khí đốt có hiệu suất thấp hơn hiệu suất tối thiểu quy định.

Hướng dẫn tái cơ cấu DNNN không đủ điều kiện cổ phần hóa

Thông tư số 194/2013/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 10/02/2014.

Đối tượng áp dụng của Thông tư là Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP mà giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.

Thông tư quy định cụ thể nguyên tắc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua xử lý nợ để chuyển thành công ty cổ phần.

Theo đó, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thực hiện tái cơ cấu để chuyển thành công ty cổ phần là các doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Phương án tái cơ cấu được thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận giữa cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu, doanh nghiệp tái cơ cấu với Công ty Mua bán nợ hoặc các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (lập biên bản thỏa thuận giữa các bên). Công ty Mua bán nợ được quyền chủ động đàm phán mua nợ với các chủ nợ và đề xuất phương án tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.

Công ty Mua bán nợ chỉ quyết định mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu/cổ phần hóa và có kết quả đàm phán mua nợ với các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu. Việc mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp phải đảm bảo có tính khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp theo quy định.

Doanh nghiệp được thỏa thuận trước về tính giá thuế

Thông tư 201/2013/TT-BTC hướng dẫn về việc áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực thi hành từ 5/2/2014.

Đối tượng áp dụng APA tại Thông tư này bao gồm: Các tổ chức, đơn vị có quan hệ liên kết trong một doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hoạt động tại nhiều địa bàn khác nhau (bao gồm cả các quốc gia, vùng lãnh thổ); Các tổ chức, đơn vị có mối quan hệ là cơ sở thường trú và trụ sở chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, mỗi một cơ sở thường trú sẽ được xem là một doanh nghiệp (người nộp thuế) riêng và hoàn toàn tách biệt khỏi trụ sở chính hay các cơ sở thường trú khác của doanh nghiệp.

Quy định mức phí quản lý chất lượng nuôi trồng thủy sản

Thông tư 204/2013/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản do Bộ Tài chính vừa ban hành có hiệu lực thi hành từ 10/2/2014.

Trong đó,  việc cấp giấy chứng nhận chất lượng giống thuỷ sản; cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn thuỷ sản; cấp giấy chứng nhận chất lượng chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thuỷ sản; cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản đối với 1 sản phẩm; cấp giấy thay đổi thông tin của sản phẩm đã có trong danh mục; cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, thực vật thuỷ sản, có mức phí 50.000 đồng/lần cấp.

ML
Nguồn  d
ddn.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 109

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 27866

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 758241

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72440950