Câu ca dao tục ngữ: “Một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ" từ xa xưa đã đi vào tiềm thức của bao người, nhưng không phải ai cũng biết nghề để làm ra một sợi tơ thế nào. Ghé thăm làng nghề truyền thống Cổ Chất bao đời nay nổi tiếng với nghề ươm tơ, nuôi tằm, dệt lụa để được tận mắt chứng kiến công đoạn của quá trình làm tơ ra sao.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Văn bản triển khai thực hiện bảo tồn lễ hội truyền thống Lấp lỗ, dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê.
Nhằm đánh giá được các giá trị nổi bật của văn hóa Trường Lưu, làm cơ sở để giúp các cơ quan chức năng lập hồ sơ đệ trình xét Di sản tư liệu thế giới. Ngày 27/02/2020, Sở KH&CN Hà Tĩnh đã tổ chức họp xét duyệt đề tài "Nghiên cứu giá trị nổi bật toàn cầu của Hoa sứ trình đồ để đề cử di sản tư liệu Chương trình Ký ức Thế giới", do GS.VS. Nguyễn Huy Mỹ - Viện KH&CN Việt Nam làm chủ nhiệm phối hợp với Chi hội Văn hóa Việt Nam tại Hà Tĩnh thực hiện trong thời gian 18 tháng.
Ẩn mình trong sự khắc nghiệt là một dòng mạch ngọt ngào. Nhìn lại văn hoá Hà Tĩnh suốt chiều dài gần 190 lịch sử, ta có thể khẳng định điều đó. Nghị quyết TƯ 5 (khoá VIII) đã mở ra những vấn đề mới và tạo động lực để Hà Tĩnh xây dựng những giá trị văn hoá mới, con người mới.
Các trò chơi dân gian: Đấu vật, kéo co, chọi gà đã được tổ chức sôi động trong ngày khai hội Chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) diễn ra sáng nay - 30/1 (mồng 6 tháng Giêng) đã tạo không khí vui nhộn, hào hứng, níu chân du khách gần xa.
Sau khi hoàn thành, cầu và bến thả hoa đăng sẽ phục vụ việc thả đèn hoa đăng hằng năm tại lễ hội Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (Đền Bà Hải) ở xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tạo sự nghiêm trang, tâm linh trong các dịp lễ.
Trong ngày khai hội vào sáng nay 30/1 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán), chùa Hương Tích, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đón khoảng hơn 2.000 lượt du khách đến dâng hương.
Trân trọng, tự hào với nhiều di sản cha ông để lại, chính quyền, người dân Nghi Xuân (Hà Tĩnh) không chỉ biết cách gìn giữ mà còn biến các “báu vật” tinh thần thành những điểm đến hấp dẫn thu hút du khách thập phương.
Mới đây Viện Kiến trúc Quốc gia thuộc Bộ Xây dựng đã gửi cho Báo Nông nghiệp Việt Nam những thiết kế mẫu nhà nông thôn trong Nhiệm vụ Khoa học và Bảo vệ môi trường mang tên “Nghiên cứu Thiết kế mẫu nhà ở đô thị và nông thôn phù hợp các vùng miền toàn quốc".
Người giàu hoài niệm sau khi đã mệt mỏi vì đi qua nhiều miền quê Bắc Bộ đang lai tạp, lộn xộn về kiến trúc, bẩn thỉu về môi trường bỗng lạc chân tới huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định chợt mừng như thấy được miền quê mơ ước. Tuy nhiên đó lại là hình mẫu khó có thể học tập…
Kiến trúc sư Đỗ Thanh Tùng - Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia cho biết, làng quê Việt Nam vốn có bản sắc là những nếp nhà mái tranh, vách đất trước đây đến nhà mái ngói, vì kèo gỗ, tường gạch thấp thoáng sau lũy tre, quần tụ bên sân đình hay chùa sau này.
Một số vùng, lao động cả năm chỉ ở quê khoảng 10 ngày vào dịp ma chay, cưới xin, lễ tết, còn tha phương 355 ngày để kiếm tiền về xây những căn nhà to gấp vài chục lần chỗ ở tạm bợ trên phố. Chúng quanh năm cửa đóng im ỉm và phủ lấm bụi mờ
Phía sau những chiếc cổng chào vô hồn phấp phới cờ hoa và khẩu hiệu là một tấn bi hài kịch của làng phố và phố làng...
Rác chất cao như những quả núi, quả đồi. Khói đốt từ những quả núi, quả đồi rác ấy vần vũ che kín bầu trời, phủ mờ cả cái mái vòm kiểu Ảrập của một biệt thự cao 5 tầng, to như lâu đài của thôn Bất Lự đang hoàn thiện.
Nếu nhìn qua ô cửa sổ máy bay, nông thôn các nước hiện ra thanh bình với kiểu nhà, kiểu vườn, kiến trúc, cảnh quan rất đặc trưng nhưng với nhiều vùng nông thôn Việt Nam giờ đây bản sắc đã là một điều xa xỉ… Kiến trúc làng quê đang bị biến dạng, méo mó.
“Ngày toàn dân thu gom rác thải” ở Quảng Bình được lựa chọn là ngày chủ nhật, tuần thứ hai của các tháng trong năm.
Ông Hoàng Anh Tý ở thôn Bảo Tân 2, xã Bảo Nhai (Bắc Hà - Lào Cai) đã thành công với mô hình vận tải du lịch bằng xe trâu và du thuyền.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ đón bằng công nhận di sản tư liệu đối với “Hoàng hoa sứ trình đồ” của dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu (nay thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc) thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Không xả rác, không sử dụng túi ni-lông, dành 15 phút mỗi ngày làm sạch khu vực trước nhà... là những việc làm đơn giản để bảo vệ môi trường và giảm ngập nước
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản đồng ý chủ trương, cho phép Sở VHTT&DL lập hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình bảo tồn truyền thống dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê.