13:00 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Văn hóa NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Con người - hạt nhân văn hóa

Thứ bảy - 04/10/2014 23:28
Với mục tiêu xây dựng một hệ giá trị mà ở đó con người Việt Nam vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, Hội nghị T.Ư lần thứ 9 vừa qua đã ban hành nghị quyết về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Dựa trên tổng kết 15 năm thực hiện chiến lược văn hóa của Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII), tư duy lý luận về văn hóa của Đảng ta ngày càng được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp hơn với thời kỳ CNH-HĐH.

Nâng cao tư duy lý luận về văn hóa

Hơn 70 năm qua, tư duy lý luận về văn hóa của Đảng ta dần được bổ sung và từng bước hoàn thiện để phù hợp với thời kỳ CNH-HĐH. Xuyên suốt trong từng giai đoạn, Đảng đã kịp thời ban hành những nghị quyết về văn hóa đáp ứng yêu cầu lịch sử.

Con người - hạt nhân văn hóa

Bác Hồ với học sinh trường trung học Trưng Vương - Hà Nội, nǎm 1956. (Ảnh tư liệu)

Đầu năm 1943, Đề cương văn hóa Việt Nam của Đảng trình bày rõ quan điểm về văn hóa. Văn hóa bao gồm tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Vai trò chính của văn hóa là “soi đường cho quốc dân đi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo tài tình của Đảng, đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc cũng đưa ra định nghĩa đầy đủ về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra, nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn”.

Năm 1987, Bộ Chính trị (khóa VI) ban hành Nghị quyết 05 về lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ, chỉ rõ: “Văn hóa Việt Nam kết tinh tâm hồn, trí tuệ, tài năng và đạo lý làm người của dân tộc ta. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa là bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng, văn hóa là động lực mạnh mẽ, là mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Chính bởi xác định văn hóa thể hiện trình độ phát triển của con người và xã hội, Đảng ta đã khẳng định rõ trong Hội nghị T.Ư 5 (khóa VIII): nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa trở thành một trong những động lực góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Từ nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Nghị quyết T.Ư 9 đã bổ sung một số nội dung quan trọng.

“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước” - ngay tên gọi của nghị quyết này đã làm nổi bật mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa và con người, con người được lấy làm hạt nhân của văn hóa. Hiểu theo nghĩa rộng thì văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa mang nét đặc trưng của mỗi tộc người, mỗi quốc gia, mỗi xã hội. Bởi vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người. Sáng tạo văn hóa cũng đồng thời với việc phát huy những năng lực, bản chất nhằm hoàn thiện con người và từ đó hoàn thiện xã hội.

Nghị quyết 9 ra đời trong bối cảnh đất nước hòa nhập ngày càng sâu rộng, thể hiện rõ bước phát triển mới trong tư duy lý luận về văn hóa của Đảng ta. Nội dung nghị quyết chỉ rõ việc phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người. Từ việc xác định tầm quan trọng của văn hóa: “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” để khẳng định “trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”.

Nâng cao hàm lượng văn hóa trong xã hội

Bởi văn hóa khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người nên văn hóa được xem là động lực phát triển KT-XH. Con người trở thành nhân tố quan trọng để sáng tạo văn hóa. Để bồi đắp văn hóa thì phải tạo điều kiện và môi trường cho các yếu tố cấu thành văn hóa đi sâu vào mọi mặt đời sống xã hội.

Con người - hạt nhân văn hóa
SV Đại học Hà Tĩnh

Trong suốt những năm tháng đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ, tinh thần “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” không chỉ là bản lĩnh của dân tộc Việt mà còn là nét văn hóa rất riêng của lòng yêu nước. Nay trong thời bình, yêu nước gắn với xây dựng và bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa vững bền. Văn hóa tri thức từ sách vở, văn hóa công nghệ từ việc ứng dụng những thiết bị kỹ thuật hiện đại... Văn hóa có trong mọi sinh hoạt của xã hội nên việc nâng cao hàm lượng văn hóa sẽ góp phần thúc đẩy đất nước đi lên.

Phát triển văn hóa lấy con người làm hạt nhân là điều cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, người lao động không chỉ làm tròn nhiệm vụ được giao mà còn phải nâng cao tay nghề, có sáng kiến mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Văn hóa trong lao động, sản xuất; văn hóa của các doanh nghiệp… đều hình thành nên chuẩn mực của những giá trị đúng đắn, tốt đẹp.

Đặt trong bối cảnh hội nhập, việc xung đột giữa giá trị văn hóa cũ và mới, vấn đề hòa nhập nhưng không hòa tan vẫn luôn là câu chuyện “đau đầu”. Từ hàng chục năm trước, nhà nghiên cứu văn hóa Đào Duy Anh đã viết trong lời tựa cuốn sách “Việt Nam văn hóa đại cương” rằng: “Cái bi kịch hiện thời của dân tộc ta là sự xung đột của những giá trị cổ truyền của văn hóa cũ ấy với văn hóa Tây phương. Cuộc xung đột sẽ giải quyết thế nào, đó là một vấn đề quan hệ đến cuộc sinh tử, tồn vong của dân ta vậy. Nhưng muốn giải quyết thì phải nhận rõ chân tướng của bi kịch ấy, tức là một mặt phải xét lại cho biết nội dung của văn hóa xưa là thế nào, một mặt phải nghiên cứu cho biết chân giá trị của văn hóa mới”.

Theo ông, phải lấy văn hóa dân tộc làm định hướng để điều tiết những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài. Nói cách khác, muốn phát triển văn hóa phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc và giữ gìn được truyền thống Việt.

Lấy con người làm hạt nhân văn hóa thì phải bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo của mỗi người dân nói riêng và cộng đồng nói chung. Không chỉ có sự quan tâm đúng đắn của Đảng với những nghị quyết về văn hóa thời đại mới mà mỗi người phải có trách nhiệm nhận thức nghiêm túc về văn hóa. Nét sống đẹp, sống có ích của mỗi người được nhân lên sẽ trở thành môi trường văn hóa vững bền.

 
Phan Thế Cải
Nguồn baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: văn hóa

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 286


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 975105

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71202420