15:12 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh » Văn hóa, Xã hội, Môi trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sáng ngời lời quê

Thứ sáu - 24/04/2015 22:11
Bao năm rồi, Nguyễn Du ngồi đó ngắm quê hương Nghi Xuân. Chúng ta khó mà học được cái tài của cụ, nhưng cái đức khiêm tốn thì ta phải thấm "Lời quê góp nhặt rông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh"…

Nhà tôi có 2 bàn thờ tổ tiên, cha mẹ: một ở Hà Tĩnh - nơi ngày xưa vợ chồng, con cái ở (nay là nhà của con cả); hai là nhà tôi ở Hà Nội. Trên các bàn thờ, tôi đều kính cẩn đặt lên đó cuốn Truyện Kiều - một di vật thiêng liêng.

Tôi luôn nghĩ, đó là cuốn sách duy nhất có hồn thiêng tiên tổ, từ đó, ta có thể gọi ra số phận từng con người và cũng chính ở đó đã dự báo, nhắc nhở, khuyên bảo ta... Ngoài ra, trong túi xách tay hàng ngày của tôi luôn có cuốn Truyện Kiều và thỉnh thoảng tôi lại đưa ra xem.

Mẹ tôi buôn hàng xén, tuy không biết chữ nhưng bà lại thuộc và ru con bằng Truyện Kiều. Từ bé, tôi đã được bà truyền cho hồn thiêng của Kiều. Có lẽ, vì thế mà lớn lên, tôi rất mê Truyện Kiều, lúc nào cũng nghĩ đến cụ Nguyễn Du và trở thành nhà thơ. Mỗi lần đi thắp hương các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước hay ở đâu nơi Xứ Nghệ, tôi vẫn không quên đến thắp hương mộ cụ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ. Cũng vì yêu Truyện Kiều và cụ Nguyễn Du, tôi đã cùng nhà thơ Xuân Hoài - Giám đốc Sở VHTT, nhà thơ Trần Ninh Hồ và các chuyên gia văn hóa, lịch sử, các nhà điêu khắc làm nên bức tượng Nguyễn Du mà ai cũng trầm trồ khen đẹp và có hồn, giống như Nguyễn Du trong trí tưởng tượng của họ.

Sáng ngời lời quê

Không gian Tiên Điền (Ảnh: Giang Nam).

Bao năm rồi, Nguyễn Du ngồi đó ngắm quê hương Nghi Xuân. Chúng ta khó mà học được cái tài của cụ, nhưng cái đức khiêm tốn thì ta phải thấm Lời quê góp nhặt rông dài/ Mua vui cũng được một vài trống can". Tôi mong muốn, dưới chân tượng cụ, thường xuyên có sinh hoạt văn hóa tâm linh như hát Kiều, bói Kiều…

Lại nói chuyện bói Kiều, năm 1958, 7 học sinh lớp 7 xã tôi đi thi tốt nghiệp, vào nhờ cụ đồ nho bói một quẻ Kiều. Suy nghĩ, khấn vái một lúc, cụ giở Kiều ra đọc to Ba cây chập lại một cành mậu đơn, rồi cụ phán: “Một đứa hỏng bay ạ!”. Quả thật, kỳ thi tốt nghiệp năm đó, xã tôi có một đứa hỏng thi. Ít ngày sau, xuống Vinh thi cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng, chúng tôi lại đến nhờ cụ. Cụ giở sách ra, bắt được câu Một mình xa chạy cao bay, rồi cụ phán: “Một đứa đậu bay ạ!” và kết quả đúng như lời cụ phán. Tôi rất mê Truyện Kiều, nay lại tin yêu mà có cái gì đó không giải thích được, chỉ biết là rất muốn đọc và ngẫm nghĩ những điều cụ dạy.

Hàng trăm năm trước, ngay đầu quyển truyện, ở câu 27, 28, khi nói về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du đã dự báo:Một hai nghiêng nước nghiêng thành/Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Khi mà tài sắc của Kiều chưa làm ai phải xiêu lòng mà cụ đã tiên đoán như vậy. Sau mới nói đến cái tài, vì cái tài là họa hai kia mà nhân gian ta cũng có câu trai tài, gái sắc, chứ không phải ngược lại. Gái tài là có chuyện. Đến gần giữa truyện, cụ nhắc ta: Lạ cho cái sóng khuynh thành/Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi. Thế mà, bây giờ, thiên hạ cũng làm ngơ như chưa được Nguyễn dạy, để mà biết sự, thì sự đã rồi. Thành nước còn nghiêng, ta là cái gì. Một ông phó chủ tịch nọ, nói với đám bạn gái xinh đẹp: “Các cô có đến tôi chơi cũng nên đến 2 người trở lên, vợ đi học xa nhà, tôi cũng chẳng sắt thép gì đâu”.

Cả đến những đức lang quân có người vợ nết na, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chồng làm việc là hồng phúc. Mỗi sự thành đạt của đàn ông đều có bàn tay người vợ, nhưng người vợ mà tham lam, dựa vào uy thế của chồng để thao túng, kiếm chác thì đúng như Nguyễn Du đã dạy: Khóc rằng: Trí dũng có thừa/ Bởi nghe lời thiếp đến cơ hội này (câu 2529).

Còn nói về đồng tiền, cụ Nguyễn nhắc: Một ngày lạ thói sai nha/ Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền (câu 597). Trong thiên hạ, vì tiền mà khốc hại cũng nhiều, nói là bị lừa, nhưng là do tham lam, tham thì thâm, các cụ xưa cũng dạy, chứ đâu chỉ Nguyễn Du. Câu 611: Tính bài lót đó luồn đây/ Có ba trăm lạng việc này mới xuôi. Câu 651: Định ngày nạp thái vu quy/ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong. Câu 689: Trong tay đã sẵn đồng tiền/ Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì, nói về sự thao túng của đồng tiền, lòng người bị tha hóa, đổi thay, phản bội nhau bởi đồng tiền. Dù xã hội bây giờ không phải là một xã hội đồng tiền như trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện, nhưng dưới nhiều góc khuất, sự tha hóa đạo đức bởi đồng tiền không phải là không có và cần phải hết sức cảnh giác, tránh xa.

Cụ Nguyễn cũng nhắc ta, ai mà giúp đỡ ta thì ta đừng quên, câu 2327: Nàng rằng nghĩa nặng nghìn non/ Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không/ Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng/ Tại ai há dám phụ lòng cố nhân. Nhưng cụ cũng lên án những kẻ giúp một đòi mười, hay chưa giúp đã đòi trả công lớn, câu 2331: Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân/ Tạ lòng để xứng báo ân gọi là/ Vợ chàng quỷ quái tinh ma/ Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

Sáng ngời lời quê

Ảnh: Quốc Khánh

Tôi thờ cụ và đưa Truyện Kiều lên bàn thờ là vậy. Cụ không chỉ là niềm tự hào của quê hương mà là tài sản vô giá. Ông Đậu Ngọc Xuân - Chủ nhiệm Ủy ban Hợp tác và Đầu tư nước ngoài, cho hay, từ năm 1946, Bác Hồ đã có văn bản mang nội dung và tư tưởng hội nhập. Tôi nói với ông Xuân, đầu thế kỷ XX, cụ Phan Bội Châu đã viết: Sống dại sinh chi đứng chật đời/ Sống xem Âu Mỹ hổ không hơi.

Và gần đây, tôi gặp ông Lương Văn Tự - nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương, Trưởng đoàn đàm phán WTO, tôi hỏi, trong đàm phán, điều gay cấn nhất là gì, ông bảo, gay cấn nhất là mọi việc đã xong xuôi, nó chỉ yêu cầu ta: thả tù chính trị. Cả đêm, tôi suy nghĩ để mai báo cáo với lãnh đạo. Không ngờ, Nguyễn Du đã giúp tôi: Thả ra rồi lại buộc vào như chơi. Mọi người nghe và khen hay. Thì ra, cứ hỏi Nguyễn Du, đến bế tắc trong đàm phán, cụ cũng giúp.

Tôi cũng đã dự hội thảo về Truyện Kiều, nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn nhắc đi, nhắc lại những vấn đề mà hình như ta đã nghe đâu đó, trong khi Truyện Kiều còn vô vàn bí mật, nhiều điều thú vị mà ta chưa khám phá hết. Nhất là vấn đề tâm linh, cái hồn thiêng ngời sáng trong Truyện Kiều, luôn dạy bảo chúng ta sống đẹp, biết yêu thương, chia sẻ, biết tha thứ, sống có hiếu, có tâm, có tình nghĩa… Tôi xin mượn cụ Nguyễn Du mấy câu để kết thúc bài viết nhỏ này:

Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Có đâu thiên vị người nào

Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai

Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

Thiên căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài...
 

Theo Baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215

Máy chủ tìm kiếm : 51

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 920411

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71147726