07:32 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Văn hóa công sở


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khi đưa phong bì trở thành phản xạ...

Thứ sáu - 16/03/2012 04:38
"Phong bì" đã trở thành phản xạ của DN khi đến nơi công quyền, ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp về sự phát triển bền vững (SDforB) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp VN trao đổi kết quả nghiên cứu, khảo sát về thực trạng tham nhũng trong khối DN tại Việt Nam. "Đòi" đưa phong bì!
Ông Vinh nói: "Sáng kiến xây dựng tính nhất quán và minh bạch trong Quan hệ Kinh doanh tại Việt Nam (ITBI) là dự án phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp (DN) dựa trên "bối cảnh" mối quan hệ doanh nghiệp - cơ quan công quyền. Trong đó, DN được coi như bên "cung" (đưa hối lộ) còn cơ quan công quyền như bên "cầu" (bên có điều kiện để nhận hỗi lộ).
Công việc chúng ta cần làm là phải chủ động giảm nguồn cung. Từ đó sẽ nâng cao năng lực cho DN giúp họ nhận biết được các hành vi làm gia tăng tham nhũng. Khi đã nhận biết thì họ sẽ thay đổi. Từ chỗ đưa hối lộ thì DN sẽ giảm bớt dần việc này. Đồng thời DN cũng sẽ chủ động đưa ra kế hoạch, chương trình hành động, bộ quy tắc ứng xử phòng chống tham nhũng trong DN mình.

 
ITBI là dự án đầu tiên trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp, bao gồm mối quan hệ doanh nghiệp- cơ quan công quyền. Dự án do Đại sứ quán Thuỵ Điển, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Tập đoàn Siemens và Công ty Ericsson VN tài trợ, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) thuộc Tổ chức Minh bạch Thế giới (TI), Diễn đàn các nhà Lãnh đạo Doanh nghiệp Quốc tế (IBLF), Baker&McKenzie và đại diện một số cơ quan chính phủ Việt Nam.
Nhưng nhiều người nói rằng việc DN đưa hối lộ - hành động được coi là "kích cầu" tham nhũng là "cực chẳng đã", bởi nếu không họ sẽ bị gây khó dễ từ những người thuộc  cơ quan công quyền?
Nói như vậy là có phần ngụy biện. Nhiều DN luôn mang sẵn tâm lý "phong bì", hễ gặp khó khăn khi làm việc với cơ quan công quyền là đã sẵn sàng cho việc này. Thậm chí có khi họ đưa tiền mà không biết mình đưa vì lý do gì. Trong khi việc lẽ ra phải nên làm là cần nắm chắc các quy định, văn bản pháp quy, các yêu cầu về thủ tục cần có mà mình phải tuân thủ khi "xin" cấp phép hay thực hiện một thủ tục nào đó. Nếu chủ động trong việc này thì cơ quan công quyền sẽ phải làm theo đúng quy trình và DN không phải mất thêm chi phí.
Tôi cho rằng "phong bì" đã trở thành phản xạ của DN khi đến nơi công quyền.
Tình trạng này tồn tại một phần là do năng lực của chính DN còn hạn chế. Họ không nắm vững các quy định về các văn bản pháp quy, không nhận biết được các hành vi tiếp tay cho tham nhũng. Do đó, một trong những vẫn đề đi đầu của dự án phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp là tập huấn, nâng cao nhận thức và năng lực,  xây dựng và phổ biến những bộ công cụ, tài liệu cho DN.

       
       
Qua kết quả khảo sát, hiện trạng tham nhũng được các DN phản ánh như thế nào, thưa ông?
 Y tế là nạn phong bì để tiêm không đau, là phong bì cảm ơn bác sỹ; ra đường thì là hành vi đưa tiền cho cảnh sát giao thông. Trong xây dựng thì "rút ruột" công trình, phí ngầm cho cấp phép xây dựng. Rồi tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan hải quan, thuế, ngân hàng...
Tuy nhiên, không phải là không thể giảm được căn bệnh này. Ví dụ như không phải y tá, bác sỹ nào cũng đòi hỏi phong bì. Nhiều khi do chúng ta cứ "đòi" đưa bằng được. Còn ra đường nếu ta đi tuân thủ đúng luật, giấy tờ đầy đủ thì sẽ không phải dẫn đến tình huống bị xử phạt, từ đó không phải đưa hối lộ tạo ra hành vi tham những cho người nhận.
Tuy nhiên, có trường hợp DN bị cơ quan công quyền làm khó dễ mặc dù họ đã nắm chắc luật pháp, có đủ thủ tục giấy tờ. Trường hợp đó họ cần mạnh dạn tố cáo các hành vi nhũng nhiễu đòi hối lộ.
Nhưng tố cáo hành vi tham nhũng lại có thể gặp rắc rối vì bị "thù" hoặc có thể gặp các rắc rối khác cũng là một nguy cơ hiển hiện, thưa ông?
- Đúng vậy, để chống được tệ tham nhũng còn cần có hệ thống bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Có như vậy thì người tố cáo mới "an toàn" để dám đứng ra tố cáo. Còn người nhũng nhiễu phải bị xử lý nếu bị tố cáo, từ đó sẽ không dám nhũng nhiễu. Làm đồng bộ thì tệ tham nhũng sẽ giảm xuống.
Đáng tiếc, hệ thống bảo vệ người chống tham nhũng ở ta được quy định trong luật nhưng vẫn còn ở mức... sơ khai, mới hình thành. Hệ thống này chưa thể hiện được vai trò là nơi tin tưởng cho người chống tham nhũng.
Cũng vì thực tế này mà phòng chống tham nhũng chưa thể có ngay kết quả, không thể trong lành thực sự ngay lập tức, mà chúng ta mới đang hướng đến xã hội ngày càng ít tham nhũng hơn. Đây là vấn đề cần nhiều thời gian, năm tháng.
Ông có thể đánh giá về "phí ngầm" trong tổng chi phí của DN? Và từ đó ông có thể nhận xét kỹ lưỡng về ranh giới giữa quà tặng và hối lộ qua thực tế nghiên cứu tham nhũng tại khối DN?
Đánh giá về các khoản chi không chính thức mà doanh nghiệp phải bỏ ra rất khó và chưa thể đưa ra con số nào tại Việt Nam. Nhưng theo nghiên cứu của tổ chức tại nước ngoài, các khoản không chính thức này có thể lên đến 10% chi phí của DN.
Còn ranh giới quà tặng và hối lộ có thể phân biệt đươc qua giá trị quà tặng. Ví dụ nếu quà tặng kỷ niệm thì mang tính chất giá trị tinh thần nhiều hơn, còn "hối lộ" thì quà đó thường có giá trị vật chất cao. Hiện tại, theo quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng của  Việt Nam có đưa ra quy định về quà tặng, hay mức thăm hỏi ốm đau với mức giá trị không quá 500.000 đồng.
Trong thực tiễn, nhiều công ty đa quốc gia, tổ chức quốc tế họ đã có những quy định rất cụ thể về mức độ, giá trị của quà tặng bằng vật chất, chi phí tiếp khách, chi phí tài trợ cho các sự kiện rất rõ ràng, minh bạch. Đây là thông lệ tốt mà các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng.
Thông thường người tham nhũng là người có quyền lực, có ảnh hưởng đến kết quả quá trình xin-cho, vậy tại sao đối tượng này lại không được nhắc tới trong việc tham gia phòng chống tham nhũng, thưa ông?
Tham nhũng trước tiên thuộc về những người có chức, có quyền, họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đạt được mục đích cá nhân. Bởi vậy, với vai trò của mình thì chúng tôi tập trung hỗ trợ, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về các hành vi "tiếp giáo" cho tham nhũng cũng như giúp họ xây dựng các chương trình phòng chống tham nhũng tại DN mình.
Nhưng đúng là phòng chống tham nhũng còn phải dựa trên mối quan hệ đối tác, nếu chỉ một mình thì sẽ lạc lõng. DN đấu tranh chống tham nhũng cần được bảo vệ. Trong khi DN cần chủ động từ chối các hành vi đưa hối lộ tiếp tay cho tham nhũng thì cơ quan công quyền cũng phải thay đổi  nhận thức.
Để đánh giá được một hiện trạng tham nhũng ở góc độ mối quan hệ doanh nghiệp-cơ quan công quyền, dự án ITBI đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát về thực trạng tham nhũng trong khối DN tại Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào hai mối quan hệ, trong đó có quan hệ giữa DN với cơ quan công quyền và quan hệ giữa DN với DN. Dự kiến tháng 3 này chúng tôi sẽ công bố kết quả nghiên cứu nói trên. Chúng tôi  hy vọng rằng nghiên cứu sẽ hỗ trợ được phần nào đó cho công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

 
Theo: Vietnamnet
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 313


Hôm nayHôm nay : 57189

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1509956

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74556927