11:16 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Văn hóa công sở


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý bản thân (phần 1)

Thứ sáu - 03/02/2012 06:28
Có người nói rằng, muốn quản lý người khác, trước hết chúng ta phải có khả năng quản lý chính mình. Theo Peter Drucker, quản lý bản thân có nghĩa là học cách phát triển chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải định vị bản thân tại nơi mà chúng ta có thể đóng góp nhiều nhất cho tổ chức và cộng đồng. Bài viết của ông về việc quản lý bản thân từng được chọn là bài viết hay nhất năm 1999 của tạp chí Havard Business Review.

20110526-quan_ly_ban_than011

Peter Drucker

Thành công trong nền kinh tế tri thức chỉ đến với những người biết rõ bản thân họ - những mặt mạnh, những giá trị của họ, và cách tốt nhất mà họ có thể làm việc.

Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên của những cơ hội chưa từng có trong lịch sử. Nếu bạn có hoài bão hoặc trí thông minh, bạn có thể đạt đến đỉnh cao trong chuyên môn mà bạn đã chọn, bất chấp điểm mốc mà bạn đã xuất phát.

Nhưng cơ hội đi kèm với trách nhiệm. Các công ty trong thời đại ngày nay không quản lý công việc của nhân viên, những công nhân trí thức phải biết cách trở thành nhà quản lý của chính mình một cách hiệu quả. Điều đó phụ thuộc vào bạn có tìm cho mình một vị trí, có biết khi nào thì nên thay đổi công việc, làm việc tận tâm và năng suất trong suốt cuộc đời làm việc có thể kéo dài đến hơn 50 năm. Để làm tốt những việc trên, bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân - không chỉ các sở trường và sở đoản mà cả cách bạn học tập, cách bạn làm việc với những người khác, những giá trị của bạn, và nơi mà con có thể đóng góp nhiều nhất. Bởi vì chỉ khi bạn có thể vận dụng những khả năng của mình, bạn mới có thể đạt được thành công xuất sắc thật sự.

Lịch sử thuộc về những người thành công - một Napoleon, một Da Vinci, một Mozart - họ luôn biết cách quản lý bản thân. Nói chung, chính điều đó đã khiến họ trở thành những người thành công vĩ đại. Nhưng họ là những trường hợp ngoại lệ hiếm có, họ quá khác thường cả về tài năng và những thành tựu đạt được để có thể xếp họ vào ranh giới của những con người bình thường. Hiện nay, hầu hểt chúng ta, kể cả những người có khả năng khiêm tốn nhất, đều phải học cách quản lý bản thân. Chúng ta sẽ phải học cách phát triển bản thân. Chúng ta sẽ phải học cách định vị nơi nào chúng ta có thể đóng góp nhiều nhất. Và chúng ta phải luôn giữ được sự linh hoạt và tận tâm trong suốt 50 năm làm việc, điều này có nghĩa là biết làm thế nào và khi nào phải thay đổi công việc chúng ta đang làm.

Những điểm mạnh của tôi là gì?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ biết mình có khả năng làm tốt cái gì. Họ thường xuyên sai lầm. Thường thì, mọi người biết họ giỏi ở cái gì, và thậm chí sau đó nhiều người sai hơn là đúng. Một người chỉ có thể thực hiện từ điểm mạnh của mình. Họ không thể xây dựng cách thực hiện từ những điểm yếu. Trong lịch sử, con nguời có ít nhu cầu biết về điểm mạnh của họ. Một người khi sinh ra đã được sắp sẵn một vị trí, và vị trí đó trong chuỗi dây chuyền lao động: con của một người nông dân thì sẽ là một nông dân; con gái của một thợ thủ công sẽ là vợ của một thợ thủ công, và cứ thế tiếp diễn. Nhưng thời đại ngày nay con người có nhiều sự lựa chọn. Chúng ta biết những mặt mạnh của mình để có thể nhận thức được chúng ta thuộc về nơi nào.

Cách duy nhất để khám phá sức mạnh của bạn là qua phân tích những thông tin phản hồi. Bất cứ khi nào bạn phải ra một quyết định hay một hành động quan trọng, hãy viết ra những gì bạn mong muốn sẽ xảy ra. Chín hay mười hai tháng sau, so sánh kết quả thực sự so với mong muốn của bạn trong quá khứ.

Tôi đã thực hành biện pháp này từ 15 đến 20 năm nay, và mỗi khi tôi thực hiện biện pháp này, tôi đều phải ngạc nhiên. Phân tích thông tin phản hồi đã chứng minh cho tôi thấy rằng tôi có sự thấu hiểu trực giác với những người làm trong lĩnh vực kĩ thuật, dù rằng họ là những kĩ sư, kế toán viên hay nhà nghiên cứu thị trường. Biện pháp này cũng chứng minh rằng tôi không hùa theo đa số.

Phân tích thông tin phản hồi chẳng có gì mới mẻ cả. Biện pháp này được phát minh khoảng thế kỷ 14 bởi một nhà thần học người Đức không mấy tiếng tăm và 150 năm sau, được phân tích một cách ngẫu nhiên bởi John Calvin và Ignatius của vùng Loyola. Cả hai người đã tích hợp phương pháp này trong thực hành thực hiện bởi những người theo sau. Trên thực tế, chính việc tập trung phân tích hành động và kết quả của thói quen phân tích phản hồi giải thích tại sao những tổ chức do hai người đàn ông này sáng lập, nhà thờ Calvinist và dòng tu Jesuit, đã thống trị của Châu Âu trong suốt 30 năm.

Hãy thực hành bền bỉ, phương pháp đơn giản này sẽ chỉ cho bạn thấy đâu là những điểm mạnh của mình chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn, có lẽ 2 hoặc 3 năm. Đây chính là điều quan trọng nhất bạn nên biết. Phương pháp này sẽ chỉ cho bạn rằng bạn đang làm cái gì và thất bại khi làm cái gì đã ngăn cản bạn có được những ích lợi cao nhất trong khả năng. Biện pháp này cũng chỉ ra bạn đặc biệt không có khả năng ở lĩnh vực nào. Và cuối cùng, nó cũng chỉ ra lĩnh vực nào bạn chẳng có khả năng và do đó không thể tiếp tục với lĩnh vực đó.

Một vài gợi ý hành động sau khi quá trình phân tích thông tin phản hồi. Đầu tiên và quan trọng nhất là hãy tập trung vào những mặt mạnh của mình. Hãy đặt bản thân vào những nơi bạn có thể phát huy tối đa kết quả.

Thứ hai, hãy làm việc để cải thiện những điểm mạnh của mình hơn nữa. Những phân tích sẽ nhanh chóng cho biết chỗ nào bạn cần cải thiện các kỹ năng hoặc đòi hỏi thêm các kỹ năng mới. Biện pháp này còn chỉ ra những thiếu sót trong kiến thức của bạn và những kiến thức đó thường có thể tiếp tục được bổ sung thêm. Tài năng toán học là bẩm sinh, nhưng tất cả mọi người đều có thể học lượng giác.

Thứ ba, hãy tìm ra nơi nào mà sự tự mãn về tri thức đang khiến bạn không thể nhận ra sự ngu dốt của mình và hãy vượt qua sự tự mãn đó. Có quá nhiều người - đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình - coi thường những tri thức thuộc ngành khác hoặc họ tin rằng kiến thức uyên thâm trong một lĩnh vực có thể thay thế cho tri thức ở các lĩnh vực khác. Ví dụ như những kĩ sư hàng đầu có xu hướng tự hào khi mình chẳng biết một chút nào về con người. Họ tin rằng, con người là sinh vật quá vô tổ chức đối với trí tuệ kĩ thuật. Ngược lại, những chuyên gia nguồn nhân lực lại tự hào về bản thân khi họ chẳng biết gì về kế toán cơ bản hoặc những phương pháp định lượng. Nhưng tự hào về sự ngu dốt của mình là tự lừa phỉnh mình mà thôi. Hãy tích luỹ những kỹ năng và kiến thức bạn cần để nhận thức một cách đầy đủ nhất những điểm mạnh của bạn.

Việc sửa chữa những thói quen xấu của bạn - những việc bạn làm hoặc làm nhưng thất bại đã ngăn cản sự hiệu quả và thành công của bạn - cũng quan trọng không kém. Những thói quen xấu này sẽ nhanh chóng bị phát hiện trong thông tin phản hồi. Ví dụ như, một nhà hoạch định có thể nhận ra dự án tuyệt hảo của mình thất bại bởi vì anh ta không theo dõi dự án một cách toàn diện. Giống như nhiều người xuất sắc khác, anh ta tin rằng với ý tưởng người ta có thể dời non lấp bể. Nhưng chính máy ủi đất mới dịch chuyển được núi, những ý tưởng chỉ ra nơi nào xe ủi đất nên đến làm việc. Nhà hoạch định này phải biết rằng công việc còn chưa xong khi kế hoạch chưa hoàn thành. Anh ta phải tìm ra người sẽ thực hiện kế hoạch và giải thích kế hoạch cho người mới. Anh ta phải thích nghi và thay đổi kế hoạch trong quá trình thực tế. Và cuối cùng, anh ta phải quyết định khi nào thì nên dừng việc thực thi dự án.

Đồng thời, phân thích thông tin phản hồi cũng cho thấy khi nào vấn đề này thiếu một cách thức ứng xử thích hợp để xử lý. Cách thức ứng xử là dầu bôi trơn cho cả một tổ chức. Quy luật tự nhiên là ma sát sẽ xuất hiện khi hai vật thể đang chuyển động tiếp xúc với nhau. Cách ứng xử - đơn giản như nói “làm ơn” và “cảm ơn” và việc nhớ tên một người hay hỏi thăm gia đình người đó - làm cho hai người có thể làm việc chung với nhau và liệu rằng họ có ưa người kia hay không. Những cá nhân xuất sắc, đặc biệt là những cá nhân trẻ xuất sắc, thường không hiểu điều này. Nếu như các phân tích chỉ ra rằng khi công việc đòi hỏi sự hợp tác với người khác, ai đó xuất sắc nhưng thất bại hết lần này đến lần khác, thì rất có thể đâu đó thiếu đi sự nhã nhặn, thiếu đi một cách ứng xử đúng mực.

Việc so sánh mục tiêu bạn hy vọng với kết quả thực tế cũng chỉ ra cái gì không nên làm. Chúng ta đều có vô số những lĩnh vực mà chúng ta không có khả năng hay kỹ năng hoặc thậm chí chẳng có cơ hội trở thành một người trung bình trong lĩnh vực đó. Trong những lĩnh vực này, một cá nhân - đặc biệt trong trường hợp một công nhân tri thức - không nên nhận làm. Một người nên nỗ lực càng ít càng tốt khi cố cải thiện những lĩnh vực mà mình chẳng có khả năng. Việc cải thiện từ yếu kém lên hạng trung bình làm tiêu tốn nhiều năng lượng và khối lượng công việc lớn hơn nhiều việc cải thiện khả năng làm việc tốt nhất của bạn lên hạng xuất sắc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người - đặc biệt là hầu hết các giáo viên và hầu hết các tổ chức - tập trung vào biến những người hạng yếu kém trong một lĩnh vực nào đó lên hạng trung bình. Thay vào đó năng lượng, các nguồn lực và thời gian nên được đầu tư biến một người có khả năng thành một ngôi sao chói sáng trong lĩnh vực của họ.

Tôi thực hiện bằng cách nào?

Điều ngạc nhiên là hầu như không ai biết cách thức họ làm việc. Thực tế, hầu hết chúng ta thậm chí còn không biết rằng những người khác nhau thì cách họ thực thi công việc cũng khác nhau. Quá nhiều người làm việc theo cách không phải của họ, và điều đó hầu như chắc chắn không mang lại kết quả nào cả. Đối với những công nhân tri thức, “Tôi thực hiện bằng cách nào?” có lẽ còn quan trọng hơn cả câu hỏi “điểm mạnh của tôi là gì?”

Cũng giống như những điểm mạnh của một cá nhân, cách thức mà một cá nhân thực hiện cũng là độc nhất vô nhị. Đó là vấn đề cá tính. Liệu rằng cá tính có được do tự nhiên hay do nuôi dạy, thì ta đều có thể chắc chắn rằng cá tính cũng đã được hình thành rất lâu trước khi chúng ta bắt đầu làm việc. Và cách thức cá nhân hành động cũng giống như việc cá nhân có khả năng hay không có khả năng làm gì đã được xác định từ trước. Cách thức một người hành động có thể thay đổi đôi chút nhưng cách thức đó không có khả năng thay đổi hoàn toàn một cách dễ dàng. Giống như việc con người đạt được thành công khi họ làm cái họ làm cái mà họ có thể làm tốt, họ cũng sẽ thành công khi làm việc theo cách mà họ có thể hành động tốt nhất. Một vài đặc điểm tính cách thông thường sẽ quyết định cách thức một người hành động.

Nguồn: conn.vn 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 175


Hôm nayHôm nay : 42561

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 913196

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71140511