07:15 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Văn hóa công sở


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Văn hóa ứng xử ở công sở

Thứ sáu - 03/02/2012 06:38
Là cán bộ, công chức, doanh nhân... ai cũng mong một ngày nào đó trở thành người thành đạt. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp từng học xuất sắc ở đại học, công tác cần mẫn, lâu dài mà không thành đạt, hoặc thành đạt một cách chậm chạp. Có trăm ngàn lý do, trong đó có nguyên nhân là do họ còn hạn chế trong giao tiếp, ứng xử tại công sở.
Trước hết, hành trang bắt buộc mà bạn phải chuẩn bị khi đến công sở là phải biết ứng xử, giao tiếp thế nào trước thủ trưởng. Việc đến công sở đúng giờ là một khởi điểm tốt. Không có điều gì làm cho thủ trưởng bực dọc hơn là thấy bạn đi làm trễ giờ. Bạn muốn thành công, hoặc được lãnh đạo đánh giá tốt về bạn thì bạn phải làm việc có kỷ luật, đúng giờ.
 
Thứ hai, bắt tay nhau là một cử chỉ chào nhau thân thiện. Thói quen bắt tay ở Việt Nam đã có hơn một thế kỷ. Tuy nhiên, đến nay không ít cán bộ công chức cũng chưa quen với phép xã giao này. Đầu tiên và hơn hết là một cái bắt tay chắc chắn, khi bắt tay nên niềm nở, hồn nhiên chân thành, không ngoảnh mặt sang hướng khác. Khi có nhiều người cùng giơ tay cho mình bắt, phải bắt tay người có tuổi tác, cương vị cao hơn trong xã hội. Không được vừa bắt tay vừa hút thuốc hoặc tay kia đút túi quần.
 
Thứ ba, phải chào hỏi ở công sở như thế nào? Ở đâu người ta cũng trọng lời chào. Thế nhưng, một số cán bộ công chức không biết dùng lời chào để gây thiện cảm với người khác ở công sở. Khi gặp nhau thì nam chào nữ trước, cấp dưới chào cấp trên, trẻ chào già trước, người đến sau chào người đến trước, người từ ngoài vào chào người ở trong phòng. Buổi sáng gặp nhau ở công sở nhất thiết phải chào nhau. Sau ngày nghỉ, sau chuyến đi công tác xa về, kèm theo lời chào còn cần bắt tay nhau, thăm hỏi nhau. Gặp nhau ở hành lang cũng cần hỏi nhau, thay vì cúi mặt hoặc nhìn đi chỗ khác. Nếu trong cơ quan có người không mấy thiện cảm với bạn thì bạn phải chủ động chào trước nhằm gây thiện cảm với người đó, xua tan sự lạnh nhạt. Lời chào là cách khẳng định rằng đến thời khắc đó tôi vẫn quý anh và anh vẫn quý tôi. Bỗng nhiên không chào nhau là thể hiện “tình trạng chiến tranh” trong quan hệ giữa người với người. Khi thủ trưởng bước vào phòng, bạn nhìn thủ trưởng để chào. Khi thủ trưởng đi cùng khách thì phải chào cả thủ trưởng và khách.
 
Thứ tư, có nhiều lý do khiến không ít nhân viên tránh mặt để không phải chào thủ trưởng. Có người nghĩ rằng họ chào trước thủ trưởng là biểu hiện nịnh bợ. Tuy nhiên, nếu được thủ trưởng chào họ thì họ coi đó là sự trân trọng. Một điều tối kỵ là thủ trưởng không đáp lại lời chào hỏi của nhân viên. Dù thủ trưởng vô tình không nghe thấy lời chào của nhân viên thì ông ta vẫn bị nhân viên lan truyền nhận định rằng thủ trưởng là người coi thường cấp dưới. Thăm hỏi, chúc tụng cấp trên là việc không lạ. Tuy nhiên thăm hỏi cấp dưới là việc không phải thủ trưởng nào cũng quan tâm. Khi được thủ trưởng thăm hỏi, cấp dưới rất cảm động, lời thăm hỏi của cấp trên có tác dụng như một lời khen động viên.
 
Hiện nay các cơ quan, đơn vị đang triển khai thực hiện quy tắc ứng xử, quy chế văn hóa công sở. Thiết nghĩ, văn hóa ứng xử ở công sở là vấn đề quan tâm hiện nay, nhằm giúp cho cán bộ công chức có phong trách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực có thái độ lịch sự, tôn trọng, thân thiện, hợp tác./.
 
                                                                                                                             Sưu tầm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thành đạt

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 378

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 377


Hôm nayHôm nay : 55974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1508741

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74555712