11:16 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Văn hóa công sở


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng mối quan hệ trong công sở

Thứ sáu - 03/02/2012 06:32
Đồng nghiệp, cấp trên hay cấp dưới là người bạn phải tiếp xúc mỗi ngày, thời gian dành cho họ còn nhiều hơn cả người thân, vậy làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, những điểm chú ý dưới đây sẽ giúp bạn

Trân trọng mối quan hệ với đồng nghiệp

-          Công việc cần tinh thần tập thể đoàn kết, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là điều vô cùng quan trọng
-          Chào hỏi với mỗi người khi đến cơ quan
-          Hòa nhã, khiêm tốn, lễ độ và vui vẻ để lại ấn tượng tốt với đồng nghiệp
-          Thể hiện thái độ tích cực, tinh thần làm việc hăng say tránh mang lại cảm giác lười biếng cho người khác.
-          Thường xuyên vệ sinh bàn làm việc ngăn nắp, gọn gang, sạch sẽ.
-          Tôn trọng người khác, quan tâm đến đồng nghiệp xung quanh và chủ động giúp đỡ đồng nghiệp như rót chè, lau bàn làm việc…
-          Tìm hiểu và ghi nhớ ngày sinh của đồng nghiệp
-          Quan tâm, hỏi thăm và giúp đỡ đồng nghiệp và người nhà họ khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
-          Không nên tỏ ra xa lánh, giữ khoảng cách với đồng nghiệp. Dù là thân đến mấy cũng cần chú ý đến thái độ, lời nói, cử chỉ đặc biệt là đồng nghiệp khác giới.
-          Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu khi nói chuyện với đồng nghiệp nơi đông người.
-          Hãy dành thời gian chăm sóc, tưới nước cho cây cảnh nơi bạn làm việc.
-          Vui vẻ dọn dẹp giấy báo cũ, giấy bỏ đi, cốc uống nước khách tưng dùng và kiểm tra đồng hồ ở cơ quan.
-          Tránh bàn tán chuyện riêng tư của đồng nghiệp cũng như điểm yếu của họ.
-          Không nên kể những câu chuyện dung tục, thiếu văn hóa.

Học cách ứng xử với cấp trên

-          Xây dựng ý thức tuân thủ cấp trên, điều này giúp bạn có được sự tín nhiệm.
-          Chú ý bảo vệ hình tượng cấp trên, đồng thời giúp bạn bảo vệ hình tượng của chính mình.
-          Khi sếp đến văn phòng, hãy chuẩn bị tốt bút và vở ghi nhớ.
-          Khi nhận được chỉ thị của sếp, nếu không hiểu hoặc chưa nắm rõ hãy thỉnh giáo sếp.
-          Khi sếp ra nhiệm vụ để tránh sai sót, hãy nhắn lại một lần để xác định chắc chắn.
-          Phản hổi tiến trình công việc với sếp và báo cáo kịp thời khi công việc hoàn thành.
-          Khi đi công tác hoặc không thể đi làm, trừ trường hợp bất khả kháng, nên tự mình báo cáo sếp; dù không ở nơi làm trong thời gian ngắn cũng nên thông qua sự đồng ý của sếp.
-          Tránh làm việc vượt cấp, trừ trường hợp thật cần thiết
-          Nếu bạn ra về trong khi sếp còn đang bận rộn, hãy hỏi xem liệu có cần sự giúp đỡ từ bạn? Nếu thực sự không cần thiết, bạn có thể yên tâm ra về

Xây dựng mối quan hệ với cấp dưới

-          Cấp dưới không những là cánh tay đắc lực của bạn, mà họ còn là nguồn tài nguyên phong phú.
-          Hỏi han, quan tâm mỗi nhân viên dưới cấp một cách chân thành.
-          Đối xử công bằng với nhân viên.
-          Không nên thể hiện uy quyền và gò bó cấp dưới, bởi sự khác biệt giữa bạn và họ chỉ là thứ cấp công việc, còn hai bên vẫn bình đẳng về nhân quyên.
-          Cổ vũ khuyến khích cấp dưới, thường xuyên sử dụng ngôn từ mang ý khẳng định với công việc và năng lực của họ.
-          Luôn đúng giờ khi nghe cấp dưới báo cáo công việc; lắng nghe ý kiến và phản hồi; tránh tỏ ra phàn nàn, thiếu kiên nhẫn, ngắt quãng công việc cấp dưới.
-          Nếu cấp dưới liên tiếp phải tăng ca đêm, hãy chú ý đến sự an toàn và sức khỏe của họ.
-          Thể hiện sự quan tâm cao độ khi cấp dưới bị ốm, căng thẳng, áp lực hoặc nghi ngờ công việc.
-          Học cách biết ơn cấp dưới, động viên và khen thưởng kịp thời, đặc biệt về mặt tinh thần.
-          Không nên than phiền trách móc liên tục năng lực cấp dưới, điều cần thiết là giúp họ nâng cao năng lực của mình.
-          Người cấp trên có năng lực phải biết cách khuyến khích, cổ vũ cấp dưới và phát huy khả năng vốn có của họ.
-          Ngăn chặn đàm tiếu và nói xấu cấp dưới.
-          Kỹ năng phê bình cấp dưới: bắt đầu từ sự tán thưởng và sự chân thành; gián tiếp phê bình, trước khi chỉ trích hãy nói đến trách nhiệm của bạn; thay vì ra lệnh hãy dùng lời đề nghị, phê bình công việc chứ không phải con người; tuyệt đối không nhắc lại sai lầm đã phê bình và kết thúc trong sự bình đẳng, tôn trọng, hữu nghị
-          Rộng lượng với cấp dưới, dùng tấm lòng chân thành biết ơn sự cống hiến của họ.

Nguồn dantri.com.vn 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 42609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 913244

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71140559