Toàn huyện Đức Thọ hiện có trên 30 ngàn con lợn, chăn nuôi tập trung tại 2 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô 300 - 650 con, 16 trang trại chăn nuôi lợn thịt quy mô 500 - 1.500 con/lứa và tại các nông hộ. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 18 ngàn con trâu bò.
Năm 2018, cơ bản đàn gia súc được đảm bảo an toàn, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho người chăn nuôi chủ quan trong khâu phòng chống dịch bệnh, dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin đợt 1/2019 đạt thấp.
Trong đó, mũi phòng chống tụ huyết trùng cho đàn lợn chỉ đạt 50,52%, dịch tả 83,45%, LMLM trâu bò đạt 86,91%... Vai trò chỉ đạo của cán bộ cơ sở trong phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc chưa thật sự tập trung quyết liệt, đặc biệt là công tác tuyên truyền người chăn nuôi tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi. Đội ngũ cán bộ thú y vừa thiếu, vừa yếu; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương trong quản lý giết mổ còn lơ là; tỷ lệ gia súc đưa vào các điểm giết mổ tập trung đạt thấp.
Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Võ Công Hàm cho biết: "Để kịp thời chấn chỉnh công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, huyện đã yêu cầu Phòng NN&PTNT kịp thời tham mưu, củng cố, kiện toàn lại các tổ kiểm tra liên ngành trong kiểm soát giết mổ. Xác định lại chính xác số lượng tổng đàn gia súc, trong đó tỷ lệ gia súc thuộc diện cần phải tiêm phòng, xem đây giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa dịch bệnh.
Ngoài ra huyện cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền để người chăn nuôi thực hiện nghiêm việc tiêm phòng cho vật nuôi. Trước mắt nêu cao ý thức vệ sinh chuồng trại, không nhập đàn, nhằm chủ động đối phó với dịch tả lợn châu Phi đang lây nlan nhanh trên địa bàn toàn quốc."
Theo Đức Phú/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn