21:03 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Kỳ Anh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bài 2: Sức sống mới giữa điệp trùng núi non

Thứ hai - 01/07/2013 20:04
Cơn mưa rào mùa hạ đến bất chợt giữa mênh mông rừng núi khiến không khí ngột ngạt ở vùng thượng trở nên thoáng đãng, mát lành. Cơn mưa khiến chúng tôi liên tưởng đến những chính sách nhân văn mà Đảng và Nhà nước dành cho những vùng kinh tế khó khăn - đó chính là chìa khóa vàng giúp người dân vùng thượng rũ bỏ đói nghèo, lạc hậu, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương...

> Bài 1: Một thời khốn khó

Gió mới từ những chủ trương, chính sách

Có thể nói, giao thông là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các xã vùng thượng Kỳ Anh. Và khi nút thắt về giao thông được tháo gỡ bởi sự ra đời của những cung đường huyết mạch, nhất là đường 12 đã giúp rút ngắn khoảng cách vùng miền. Trước đây, từ trung tâm hành chính huyện đi về các xã phải mất đến 1 buổi, thậm chí cả ngày còn bây giờ chỉ cần chưa đầy 1 giờ đồng hồ là đã đến nơi.

Ông Dương Xuân Linh - Chủ tịch xã Kỳ Sơn cho biết: “Từ khi đường 12 được hình thành và hệ thống giao thông liên thôn, liên xã được hoàn thiện thì các ngành nghề TM-DV, CN-TTCN tại Kỳ Sơn có bước phát triển tốt. Giá trị sản xuất CN - TTCN từ con số 0 thì từ năm 2010 đến nay đã đạt hơn 13 tỷ đồng/ năm. Bà con đã mạnh dạn đầu tư SXKD, đến nay, toàn xã có khoảng 200 hộ buôn bán lớn nhỏ”.

Bài 2: Sức sống mới giữa điệp trùng núi non

Vùng Nguyên liệu Chè xã Kỳ Thượng - Kỳ Anh. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Nếu như trước đây những khó khăn về vị trí địa lý, thời tiết, hậu quả chiến tranh, cơ sở hạ tầng… đã trở thành rào cản đối với sự phát triển kinh tế của vùng thượng Kỳ Anh thì cũng chính những yếu tố này đã tôi luyện cho người dân bản địa ý chí vươn lên không ngừng trong thời kỳ mới. Nhờ đó mà những chủ trương, chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đã được người dân nhanh chóng nắm bắt và vận dụng linh hoạt. Những người gắn bó với nghề đi rừng đã thấm cái gian khổ, đói nghèo của cảnh không có thu nhập ổn định đang quyết tâm thay đổi chính cuộc đời mình từ ánh sáng soi đường của Đảng.

Cùng với sự đầu tư của những chương trình, dự án như 135, CBIRIP… các hội, đoàn thể cũng tích cực trong việc vận động, khuyến khích hội viên và bà con mạnh dạn thay đổi cuộc sống bằng việc đầu tư xây dựng mô hình kinh tế. Ngoài ra, các đề án phát triển kinh tế và Quyết định 01 của huyện Kỳ Anh về hỗ trợ vốn đối với các mô hình chăn nuôi, trồng chè, trồng cây nguyên liệu… đã giúp bà con mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Đồng chí Nguyễn Văn Danh - Phó Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh cho biết: “Nhờ thay đổi tư duy, nhận thức, bà con vùng thượng đã biết áp dụng linh hoạt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để phát huy tiềm năng lợi thế của vùng miền. Từ chỗ sản xuất thụ động theo hướng tự cung, tự cấp, dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, người dân các xã vùng thượng đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyên canh, thâm canh, biết áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi”.

Niềm vui trên những triền đồi

Dọc theo những con đường huyết mạch, chúng tôi cũng chung niềm vui với người dân vùng thượng khi những vùng đồi trọc cằn khô xưa kia giờ đây đã mướt xanh một màu của keo tràm, cao su và các loại cây ăn quả… Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, chính quyền địa phương đã biết tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế của mình để xây dựng và phát triển kinh tế.

Giờ đây, mỗi xã ở vùng thượng đều đã tìm được hướng đi chính cho mình. Nhắc đến Kỳ Trung là người ta nghĩ đến những đồi chè xanh mướt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với Kỳ Hợp là các mô hình chăn nuôi bò lai sind, lợn hướng nạc. Các xã như Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Lâm… chú trọng xây dựng nhiều mô hình trồng rừng nguyên liệu và cây công nghiệp ngắn ngày, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hàng hóa.

Thăng trầm cây sắn

Cảnh mua bán sắn củ luôn nhộn nhịp trên tuyến Quốc lộ 12 - từ thị trấn Kỳ Anh lên các xã vùng thượng. Ảnh: Tiến Thành

Trong 5 năm trở lại đây, tổng đàn gia súc của cả vùng thượng đã tăng lên trên 50% với khoảng 15.000 con; các mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê đàn có quy mô từ 10 - 30 con ngày càng nhiều, cho thu nhập ổn định.

Kinh tế vườn từ chỗ phát triển nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp, nhờ có vốn đã thu hút được sự vào cuộc của phần lớn người dân các xã trong vùng thượng và từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Cả vùng thượng đã có hàng trăm khu vườn cho thu nhập từ 10 - 30 triệu đồng/năm. Anh Trương Trung Dũng (xã Kỳ Thượng) cho biết: “Nhờ được vay vốn ưu đãi, tôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp gồm phát triển vườn đồi, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ… Hiện nay, mô hình của tôi đã dần ổn định, phát triển tốt, cho thu nhập trên 70 triệu đồng/năm”.

Kinh tế phát triển, đường sá thuận lợi cũng tạo cơ hội cho người dân vùng thượng tiếp cận nhiều hơn với đời sống văn minh. Không chỉ sắm được ti vi, tủ lạnh, xe máy, nhiều gia đình vùng thượng còn có máy vi tính kết nối Internet, sắm máy điều hòa nhiệt độ và nhiều sản phẩm công nghệ hiện đại khác…

Những năm qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cũng đã thổi luồng gió mới vào các vùng quê nghèo. Trái với hình ảnh thụ động, người dân đã cùng chung tay góp sức làm thay đổi diện mạo của quê hương. Từ trong phong trào này đã nổi lên nhiều gương cán bộ, đảng viên và nhân dân tiêu biểu trong việc vận động và trực tiếp hiến đất cùng tài sản trên đất nhằm mở rộng những tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã. Ngoài ra, những chính sách đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Bài 2: Sức sống mới giữa điệp trùng núi non

Chăn nuôi theo hướng hàng hóa đang là hướng phát triển kinh tế, XĐGN của nhiều hộ dân vùng thượng Kỳ Anh. Ảnh: AH-TN

Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế, bà con vùng thượng cũng chung một ý nguyện lo cho con cái được học hành đến nơi đến chốn. Và thật may mắn là trong khi các xã vùng thượng đang tập trung nỗ lực xây dựng và dành ưu tiên số 1 cho phát triển giáo dục thì Quyết định số 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng mức vay cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã tạo cơ hội biến ước mơ đến với giảng đường đại học của các em thành hiện thực. Tính đến nay, đã có hàng tỷ đồng được giải ngân cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại các xã vùng thượng, tạo điều kiện cho học sinh nghèo thực hiện được ước mơ của mình.

Hiện nay, với tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mình, các xã vùng thượng đang tranh thủ tối đa các chủ trương, chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển hơn nữa kinh tế – văn hóa – xã hội.

Những mảng màu tươi mới đang được những bàn tay lao động cần mẫn thêu dệt trên bao la núi đồi…

Thúy Ngọc- Anh Hoài
Nguồn baohatinh.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1000951

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71228266