15:03 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Kỳ Anh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hơn 150 đoàn viên thanh niên xã Kỳ Lạc phát quang Lũy đá cổ Kỳ Anh.

Thứ tư - 19/07/2017 03:43
Nhằm giữ gìn và bảo vệ công trình kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Lũy đá cổ, sáng ngày 18/7, hơn 150 đoàn viên thanh niên ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh đã ra quân phát quang, phóng tuyến hai bên bức tường thành Lũy đá cổ Kỳ Lạc kỳ bí bằng đá dài hàng chục km, có từ thời Chămpa, nằm ở phía tây nam huyện Kỳ Anh.
Lũy đá cổ Kỳ Lạc công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Theo các nhà Khảo Cổ học; Lũy đá cổ Kỳ Anh có từ thời Chămpa. Đến thế kỷ 17, dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhận thấy lũy đá này nằm ở vị trí đồi núi cao, dốc đèo hiểm trở, là địa hình phòng thủ lý tưởng để đề phòng quân đội của nhà Nguyễn từ Đàng Trong đánh ra nên chúa Trịnh Toàn đã củng cố, xây dựng thêm thành một phòng tuyến quân sự vững chắc.

Lũy đá cổ nằm trên sườn phía bắc của dãy núi Hoành Sơn, kéo dài từ đông sang tây, vắt ngang qua địa bàn 3 xã của huyện Kỳ Anh gồm Kỳ Lạc, Kỳ Lâm và xã Kỳ Hoa ( thị xã Kỳ Anh). Điểm bắt đầu của lũy đá cổ là chân núi Đèo Bụt (thuộc thôn Lạc Thắng, xã Kỳ Lạc), kéo dài theo sườn núi lên đỉnh Trầm Hương, một ngọn núi nằm trong dãy Hoành Sơn hùng vĩ. Lũy cao hơn 3 m, phía trên lũy khá bằng phẳng, nơi rộng nhất khoảng 2 m và hẹp nhất là 1,2 m. Dọc theo chiều dài của lũy, cứ cách khoảng 3-4 m lại được trổ một lỗ hỏa hiệu kiểu dạng hình phễu, mặt trước to, mặt sau nhỏ, có thể vừa để thoát nước, vừa quan sát đánh trả kẻ địch công phá thành. Năm 2014, Lũy đá cổ Kỳ Anh đã được Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Bức tường thành lũy đá cổ Kỳ bí ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh.

 

 

Tuy nhiên, do biến cố thăng trầm của lịch sử và thiên tai tàn phá, hiện lũy đá cổ Kỳ Anh đã xuống cấp nghiêm trọng, có nhiều đoạn bị đổ vỡ, cỏ cây bao phủ. Nhiều hạng mục của công trình như hệ thống tường thành lũy, lỗ ô vuông, bậc tam cấp... bị dây leo, cây rừng che khuất.

 

Để  góp phần bảo tồn và gìn giữ những giá trị lịch sử văn hóa, sau gần 1 ngày ra quân, hơn 150 đoàn viên thanh niên ở các thôn, xóm của xã Kỳ Lạc đã phát quang, phóng tuyến xử lý thực bì toàn bộ hai bên bức tường thành lũy đá cổ nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, phục vụ tham quan du lịch cũng như các chương trình nghiên cứu về thành lũy cổ có một không hai ở Việt Nam./.


Theo Mạnh Hải, Phạm Tuấn/kyanh.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1205059

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72887768