Đặc biệt, tại địa bàn xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh nhiều thôn, xóm bị chia cắt, các cây cầu ở thôn Lạc Thanh, Lạc Trung, Xuân Tiến ngập sâu trong nước, người dân không thể lưu thông. Còn tại địa bàn các xã vùng ven biển như ở xã Kỳ Khang, do mưa lớn nên tuyến đường giao thông nối từ Quốc lộ 1A đoạn qua thôn Đậu Giang bị ngập sâu trong nước.
Để chủ động ứng phó với mưa lũ do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh đã có Công điện số 12 về chủ động đối phó với Áp thấp nhiệt đới với các nội dung. Theo dõi diễn biến của Áp thấp nhiệt đới, thông báo báo liên tục trên hệ thống truyền thanh của xã, thôn, điện thoại,... về ảnh hưởng của Áp thấp nhiệt đới có gió mạnh kèm theo mưa to từ 200-250mm để mọi người dân biết và chủ động phòng tránh. Kiểm tra, kêu gọi tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là tàu, thuyền nhỏ về nơi tránh trú an toàn; tổ chức sắp xếp, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền đảm bảo an toàn. Triển khai phương án sơ tán dân đảm bảo an toàn cho người sinh sống ở ven biển, vùng thường ngập lụt, nhất là các xã Kỳ Lạc, Kỳ Lâm, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Hợp, Kỳ Tây, Kỳ Trung, Kỳ Văn, Kỳ Tiến, Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Khang, Kỳ Hải, Kỳ Thư, Kỳ Hải, Kỳ Châu.. Đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến trọng điểm, những nơi cầu đường bị hư hỏng, đề phòng mưa lớn gây sạt lở làm ách tắc giao thông; bố trí lực lượng kiểm soát giao thông đi lại của nhân dân tại các khu vực ngầm qua sông suối, đường bị ngập... nhất là các xã Kỳ Lạc, Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Hợp, Kỳ Thượng, Kỳ Trung và Kỳ Tây. Chủ động kiểm tra, triển khai phương án đảm bảo an toàn đê điều, kiểm tra và chuẩn bị phương án ứng cứu Đập Gò Đá và Đập Bàu Hóp – Kỳ Thượng; đập Chà Rường – Kỳ Lạc; Đập Khe Sung – Kỳ Lâm... tiêu thoát lũ khu vực nuôi trồng thủy sản các xã Kỳ Hải, Kỳ Thọ, Kỳ Thư....nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ gây ra./.
Theo Mạnh Hải, Phạm Tuấn, Trung Anh/kyanh.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn