Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, từng bước ổn định đời sống cho nhân dân vùng tái định cư được xác định là một trong những nhiệm vụ xã hội cấp bách. Do đó, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Kỳ Liên đã chú trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và bước đầu đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.
Ngày 24/5, UBND huyện, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh tổ chức Tập huấn các cơ chế, chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới cho 150 học viên là cán bộ cốt cán huyện, xã trên địa bàn toàn huyện.
Tối ngày 14/5, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn và Trung tâm văn hóa - Điện ảnh tỉnh tổ chức Chương trình tuyên truyền “Cả tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” tại xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong đó có tiêu chí giao thông nông thôn, đã giúp diện mạo nông thôn nói chung, các xã miền quê đang từng ngày thay da đổi thịt. Ở xã Kỳ Hà- một xã vùng ven biển, giao thông là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công các tiêu chí khác.
Ngày 5/4, đồng chí Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh; đồng chí Lê Đình Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh- Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM cùng đại diện một số sở, ngành liên quan đi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch làm GTNT và làm việc với BCĐ NTM huyện Kỳ Anh.
Một trong những tiêu chí trọng tâm xây dựng nông thôn mới ở huyện kỳ Anh đó là đầu tư các mô hình kinh tết nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian qua, bằng nhiều cách làm sáng tạo, trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu cho thu nhập cao.
Để góp phần tích cực vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chào mừng đại hội nông dân toàn tỉnh lần thứ 8 nhiệm kỳ 2013-2016. Hội nông dân huyện Kỳ Anh đã phát động phong trào nhân dân hiến đất, hiến công trình, cây cối mở đường giao thông nông thôn.
Năm 2013 Hội Nông dân huyện Kỳ Anh được UBND huyện giao là đơn vị chủ trì trong công tác chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế điển hình góp phần đẩy nhanh tiến độ về đích trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
Làng Trung Tân trong tâm thức của người dân Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là một vùng cát trắng, hoang sơ... Từ đồng vốn đền bù, người dân ở đây đã sắm sửa ngư cụ đi biển, xuất khẩu lao động, xây dựng nhà cửa khang trang...
Thực hiện Thông báo liên tịch số 01/TBLT-UBND-MTTQ ngày 25/02/2013 của UBND huyện và MTTQ huyện về việc đăng ký xây dựng các mô hình trên các lĩnh vực để góp phần xây dựng NTM năm 2013, trong đó Hội Cựu chiến binh huyện đăng ký xây dựng mô hình vận động nhân dân hiến đất, hiến cây làm đường giao thông nông thôn tại xã Kỳ Thư.
Phát huy những tiềm năng lợi thế của xã miền núi, bà con nông dân ở xã Kỳ Trung- huyện Kỳ Anh đã đầu tư phát triển các mô hình kinh tế trang trại góp phần nâng cao thu nhập nhằm thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đã đề ra.
Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng giao thông nông thôn (GTNT) Hội Cựu chiến binh huyện Kỳ Anh phối hợp với xã Kỳ Thư tập trung tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất, hiến cây làm đường GTNT. Đến nay đã có hàng chục hộ dân tự nguyện hiến 480 m2 đất; phá bỏ 442,8 m2 hàng rào kiên cố, 14,78 m3 trụ cổng, 92,5 m2 lúa; tháo dỡ 124,16 m2 ki ốt, 119 m2 rạp các loại và hiến 175 cây cối các loại.
Là huyện miền núi, ven biển, có vị trí quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng, an ninh đối với tỉnh Hà Tĩnh, trong những năm qua Kỳ Anh được đón nhận sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của Tỉnh, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt từ khi có Quyết định số 72 ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng khu kinh tế Vũng Áng, nhiều dự án trọng điểm của Nhà nước đã được đầu tư vào địa bàn Kỳ Anh. Sự đầu tư đó làm cho Kỳ Anh đang từng bước hình thành và phát triển thành một Trung tâm kinh tế lớn của tỉnh. Đây là cơ hội để Hà Tĩnh nói chung và Kỳ Anh nói riêng chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sang nền kinh tế công nghiệp - dịch vụ, tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Đồng thời cũng đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh những thách thức, khó khăn đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu hoàn thành. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đó là thực hiện tốt công tác bồi thường, tái định cư, GPMB, đảm bảo bàn giao mặt bằng cho các chương trình, dự án triển khai đầu tư.
Ông bà ta quan niệm rằng: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Cả ba việc ấy đều là khó thay”. Từ xa xưa, cưới xin được coi như một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc, là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày trọng đại một đời người cho nên chúng ta thường hình thành nếp nghĩ phải tổ chức thật long trọng mới có ý nghĩa và đáng nhớ, mặc dù điều kiện kinh tế không cho phép. Việc tổ chức lễ cưới rình rang không chỉ gây tốn kém, mang lại hệ lụy kinh tế về sau cho các gia chủ mà còn gây phiền hà, lo lắng và trở thành gánh nặng đối với khách mời. Thế nhưng điều này đối với người dân xã Kỳ Ninh đã trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều bởi một điều đơn giản người dân đã đồng tình thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới.
Thực hiện phương châm "Mỗi cơ sở đoàn 1 công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới", trong thời gian qua, Huyện đoàn Kỳ Anh đã triển khai nhiều chương trình, cách làm sáng tạo, có hiệu quả thiết thực. Trong đó nổi bật nhất có thể kể đến công trình " Thắp sáng đường quê" của tuổi trẻ các địa phương trong toàn huyện.
Sáng ngày 31/3/2013 cán bộ và nhân dân thôn Nam Hà, xã Kỳ Lâm đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Thôn Văn hóa năm 2012 . Tới dự và chung vui cùng bà con nhân dân có đồng chí Nguyễn Tiến Hùng-UV Ban Thường vụ Huyện ủy-Phó chủ tịch UBND huyện và đại diện lãnh đạo các ban ngành cấp huyện .
Chuyện người dân hiến đất xây dựng đường giao thông nông thông…không còn là chuyện hiếm, mà trở thành phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ ở huyện Kỳ Anh.
Ông Phạm Xuân Hồng sinh ra, lớn lên ở vùng quê nghèo xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Vào thập niên 80 thế kỉ trước, gia đình ông luôn ở trong cảnh nghèo khó, cuộc sống trông chờ mấy sào ruộng khoán.
Kỳ Anh có bờ biển dài 63km, có nhiều mặt nước, ao hồ có khả năng nuôi trồng thủy sản, người dân có truyền thống, kinh nghiệm nuôi, những yếu tố "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" này đã tạo bước phát triển mạnh mẽ cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng. Năm 2013, Kỳ Anh đang tích cực chuẩn bị ao hồ và quyết tâm giành vụ tôm Xuân Hè thắng lợi toàn diện.
Kỳ Anh có bờ biển dài 63km, có nhiều mặt nước, ao hồ có khả năng nuôi trồng thủy sản, người dân có truyền thống, kinh nghiệm nuôi, những yếu tố "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" này đã tạo bước phát triển mạnh mẽ cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng. Năm 2013, Kỳ Anh đang tích cực chuẩn bị ao hồ và quyết tâm giành vụ tôm Xuân Hè thắng lợi toàn diện.