Mảnh đất của những anh hùng hào kiệt…
Tên gọi Nghi Xuân xuất hiện vào năm Kỷ Sửu 1469, trải bao đổi thay nhưng đến nay, địa danh này vẫn lưu giữ những tên đất, tên người sống mãi với thời gian. Không được thiên nhiên ưu ái lại phải gồng mình chống chọi với giặc ngoại xâm nên đã tôi luyện cho con người nơi đây một “tinh thần thép” và ý chí vươn lên đáng kinh ngạc.
Cuộc đời cụ Nguyễn được tái hiện qua bộ phim “Đại thi hào Nguyễn Du” vừa thực hiện các cảnh quay tại Hà Tĩnh
Người Nghi Xuân luôn lấy sự học làm đầu, vì vậy, từ khi hình thành chế độ khoa cử, Nghi Xuân đã bắt đầu có người đỗ đạt. Đến năm 1463 (thế kỷ XV), Nghi Xuân đã có vị tiến sỹ đầu tiên được vinh danh, khắc vào bia đá Quốc Tử Giám - Tiến sỹ Phạm Ngữ.
Các thế hệ con cháu cụ Nguyễn Du đang biểu điễn môn ca Trù tại “Liên hoan tiếng hát dân ca” huyện Nghi Xuân năm 2018
Tiếp nối truyền thống hiếu học, qua các triều đại phong kiến, Nghi Xuân có tới 21 người đỗ đại khoa và 111 người đỗ Hương Khoa (hương cống cử nhân). Mảnh đất này còn sinh ra những nhân tài lưu danh sử sách, trong đó có Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới, người đã đưa tiếng Việt lên một tầm cao mới. Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ với những dòng thơ hào sảng chí khí nam nhi: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” trở thành kim chỉ nam của bao bậc quân tử, hiền tài.
… bảo tồn và phát huy những tiềm năng lợi thế
Nhắc đến di sản của Nghi Xuân là nhớ ngay đến ca trù, những làn điệu dân ca ví, giặm đã được UNESCO công nhận. Nghi Xuân còn là địa phương sở hữu nhiều trầm tích văn hóa với trên 240 di tích văn hóa lịch sử. Trong đó có 94 di tích đã được xếp hạng gồm 1 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, 9 di tích lịch sử quốc gia và 84 di tích lịch xử văn hóa cấp tỉnh).
Các nghệ nhân ca Trù biểu diễn tại “Liên hoan tiếng hát dân ca năm 2018”
“Đó đều là những báu vật cha ông để lại và có ý nghĩa đặc biệt nên những năm gần đây, huyện đã huy động được nguồn xã hội hóa lên đến trên 50 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp các di tích văn hóa lịch sử” – Phó chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Bùi Việt Hùng cho hay.
Năm 2019 khép lại, riêng xã Xuân Liên có tới 3 di tích (trong đó có 1 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 2 di tích văn hóa cấp tỉnh) được xếp hạng nâng tổng số di tích được xếp hạng trên toàn xã lên đến con số 13. Tại lễ dón nhận di tích văn hóa quốc gia nhà thờ Tiến sỹ Nguyễn Bật Lãng vào tháng 4 năm 2019 cụ Nguyễn Bính năm nay ngoài 90 tuổi không giấu nổi niềm vui và tự hào vì không chỉ công lao của vị tiền bối cũng đã được vinh danh mà kể từ đây các thế hệ con cháu cũng được “thơm lây”.
Cô và trò trường Tiểu học Cương Gián 1 tại cuộc thi “Tiếng hát dân ca học đường năm 2017”
Bên cạnh công tác bảo tồn di tích văn hóa lịch sử, các di tích văn hóa phi vật thể từ lâu cũng được huyện đưa vào “tầm ngắm”. Từ năm 1998 đến nay bộ môn “Tiếng hát dân ca” đã được đưa vào trường học và cứ 2 năm một lần Liên hoan tiếng hát dân ca được tổ chức một lần để lựa chọn và vinh danh những đội xuất sắc nhất.
Quan trọng hơn theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cương Gián 1 Trần Thị Thủy “Những kỳ liên hoan có ý nghĩa đặc biệt trong việc giúp các địa phương lưu giữ những tinh hoa văn hóa đặc sắc được lưu truyền qua nhiều thế hệ”.
Lễ đón nhận Bằng di tích văn hóa cấp tỉnh năm 2018 tại xã Xuân Liên
Trong lộ trình thực hiện nông thôn mới (NTM), từ năm 2015 huyện Nghi Xuân đã đề ra tiêu chí bắt buộc (tiêu chí thứ 20) đối với khu dân cư NTM kiểu mẫu là phải có ít nhất một câu lạc bộ (CLB) dân ca. Các CLB không chỉ là “cầu nối” tuyên truyền các chủ trương xây dựng NMT, lưu giữ bảo tồn có hiệu quả loại hình văn hóa phi vật thể mà còn tạo điểm nhấn trong thu hút du khách thập phương thông qua việc làm du lịch homestay, du lịch điền dã.
Thôn Phong Giang, thị trấn Tiên Điền (Nghi Xuân) đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế nhờ làm du lịch Homestay
Nhiều năm lại nay, ngoài việc trích ngân sách hỗ trợ để duy trì và phát triển 2 câu lạc bộ ca Trù: Nguyễn Công Trứ và Cổ Đạm; mở 2 câu lạc bộ Trò Kiều ở xã Tiên Điền và Xuân Liên, huyện Nghi Xuân còn phát động cuộc thi dọc thuộc truyện Kiều trong ngành giáo dục nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của cụ Nguyễn Du.
Nghi Xuân đang hướng đến mục tiêu huyện NTM kiểu mẫu của cả nước về văn hóa
Lưu giữ, bảo tồn và phát huy những di sản các bậc tiền nhân để lại là nền tảng, là động lực giúp của ngõ phía bắc hiện thực hóa đích đến mới trong những năm tiếp theo: trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa của cả nước.
Theo Hoài Nam/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn