21:02 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Thạch Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả của mô hình cam VietGAP ở xã Ngọc Sơn

Thứ hai - 22/01/2018 02:01
Mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng cây cam vẫn được mở rộng về quy mô, nâng cao năng suất tại nhiều địa phương. Tại xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, việc áp dụng mô hình thâm canh đạt tiêu chuẩn VietGap đối với diện tích trồng cam chanh được nhiều hộ dân áp dụng. Đây là hướng phát triển bền vững giúp các hộ nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh.
Mô hình cam VietGap xã Ngọc Sơn

Mô hình cam VietGap xã Ngọc Sơn

Ngọc Sơn là xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vườn đồi. Trong những năm gần đây, người dân đã khai thác lợi thế về thời tiết, thổ nhưỡng để phát triển cây ăn quả, trong đó cây cam chanh được chọn làm sản phẩm chủ lực. Hàng trăm ha cam đã trở thành nguồn thu nhập chính, cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, hầu hết các hộ đều trồng mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng.

Tháng 04 năm 2017, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Ngọc Sơn xây dựng mô hình “Thâm canh vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP”, tổng diện tích 10 ha, thành lập Tổ hợp tác sản xuất cam chanh VietGAP với 07 hộ ở các thôn Trung Tâm, Khe Giao 1, Khe Giao 2 tham gia.

Quá trình triển khai, các hộ được chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh chanh, sản xuất ra sản phẩm an toàn, trang bị bảo hộ lao động, tập huấn về bảo vệ môi trường và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón an toàn. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất được nâng lên. Quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đối với cây cam được các hộ dân thực hiện đúng yêu cầu về kỹ thuật nên năm nay tất cả các hộ đều đạt năng suất, sản lượng cao, sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Tổ hợp tác đạt năng suất trung bình 19 tấn/ha, hộ cao nhất 30 tấn/ha. Ngày 01/11/2017, tổ chức NHO-QSCert đã cấp giấy chứng nhận 180 tấn cam chanh tham gia mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAP năm 2017.

Vườn cam của gia đình anh Nguyễn Hữu Thái, thôn Khe Giao 1

Chất lượng, thương hiệu cam chanh theo tiêu chuẩn VietGAP của xã Ngọc Sơn đã và đang được khẳng định trên thị trường. Hiện nay, Tổ hợp tác sản xuất cam chanh VietGap xã Ngọc Sơn đang cung cấp sản phẩm cho thị trường trong, ngoài huyện và đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho hệ thống siêu thị VinMart ở Hà Nội, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha. Sự thành công của mô hình thâm canh vườn cam theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ nâng cao chất lượng, giá trị đối với sản phẩm cam chanh của địa phương, tăng hiệu quả sản xuất mà còn làm thay đổi tư duy, nhận thức cho người trồng cam về sản xuất hàng hóa, là kinh nghiệm để các hộ dân, các địa phương tham khảo.

Theo Bùi Thị Thúy Hằng - Đài TTTH Thạch Hà/hatinh.dcs.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1025717

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72708426