07:40 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Thạch Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Thứ ba - 20/08/2019 09:28
Tận dụng các nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), 3.769 hộ dân vùng bãi ngang huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên từng bước làm giàu.

Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Vườn rau ngót của gia đình anh Hà - chị Thương (thôn Nam Văn, xã Thạch Văn) cho thu
nhập 200.000 đồng/ngày

Năm 2018, được địa phương khâu nối, gia đình anh Phạm Viết Hà (thôn Nam Văn, xã Thạch Văn, Thạch Hà) đã đứng ra vay vốn của Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà để cải tạo vườn tạp và phát triển kinh tế vườn.

Với số vốn vay 30 triệu đồng, anh Hà thuê máy móc san ủi mặt bằng, mua máy bơm để xây dựng hệ thống tưới và mua cây giống để “phủ xanh” khu vườn rộng 1.500 m2bằng cây rau ngót. Chỉ sau một thời gian ngắn, vườn rau ngót của gia đình anh Hà đã đưa lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Anh Phạm Viết Hà quy hoạch lại vườn, đào ao thả cá để phát triển kinh tế

Anh Phạm Viết Hà cho biết: “Chiều tối, 2 vợ chồng lại ra vườn hái rau ngót, 4h sáng thì vợ tôi chở lên thành phố nhập cho các thương lái. Trung bình mỗi ngày, gia đình thu nhập 200.000 đồng từ tiền bán rau. Cũng nhờ vốn vay từ Ngân hàng CSXH, chúng tôi có cơ hội cải tạo vườn và phát triển kinh tế như hiện nay”.

Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Chị Bùi Thị Thảo (thôn Trung Văn, xã Thạch Văn) vay 50 triệu đồng của Ngân hàng
CSXH phát triển mô hình chăn nuôi gà

Gia đình chị Bùi Thị Thảo (thôn Trung Văn, xã Thạch Văn) cũng vay 50 triệu đồng của Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà để phát triển mô hình chăn nuôi gà.

Chị Thảo cho biết: “Sau khi vay vốn, tôi đầu tư xây 3 chuồng gà tại vườn và thả nuôi hơn 1.000 con gà. Cứ 3 tháng, gà xuất chuồng 1 lần, mang về cho gia đình từ 7 – 10 triệu đồng. Nuôi gà hiệu quả nên hiện nay, tôi dự định sẽ xây thêm chuồng trại để thả nuôi thêm”.

Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

70% vốn vay Ngân hàng CSXH được người dân các xã bãi ngang Thạch Hà dùng để
xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi.

Thực tiễn cho thấy, ngoài việc hỗ trợ vay vốn, Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà còn tích cực tư vấn người dân xây dựng các mô hình kinh tế gắn với thế mạnh vùng miền. Tại xã Thạch Trị – một trong những địa phương có dư nợ lớn nhất trên địa bàn toàn huyện, thông qua vốn vay của Ngân hàng CSXH, địa phương đã xây dựng được 62 mô hình kinh tế, 15 vườn mẫu cho thu nhập cao.

Ông Nguyễn Hồng Loan – Bí thư Đảng ủy xã Thạch Trị cho hay: “Nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân các xã bãi ngang. Từ nguồn vốn này, các hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.

Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà thẩm định hồ sơ cho người dân vay vốn

Theo thống kê của Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà, thông qua nhiều chính sách cho vay tín dụng nông nghiệp, nông thôn, đơn vị đã hỗ trợ 3.769 hộ dân ở 8 xã vùng bãi ngang huyện Thạch Hà vay vốn phát triển kinh tế với tổng dư nợ đạt hơn 144 tỷ đồng; bao gồm các xã: Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Bàn.

Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà Phạm Ngọc Cương cho biết: “Đây là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề của dự án mỏ sắt Thạch Khê nên việc phát triển kinh tế đã từng rất khó khăn. Mặc dù vậy, khoảng 2 năm trở lại đây, nhờ sự định hướng của chính quyền địa phương, người dân đã chú trọng đầu tư phát triển kinh tế”.

Theo đó, số hộ vay và tổng vốn vay ở các xã vùng bãi ngang hiện đang thuộc tốp cao trong toàn huyện. Trong đó, 70% nguồn vốn để phát triển chăn nuôi; 20% nguồn vốn nuôi trồng thủy sản và 10% để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Đặc biệt, có 6/8 xã vùng bãi ngang huyện Thạch Hà không để phát sinh nợ quá hạn.

Theo Phan Trâm - Thu Hương/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 281

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 280


Hôm nayHôm nay : 45813

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 960372

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71187687