21:49 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Thạch Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề truyền thống Long Đan và câu hát giặm

Chủ nhật - 12/04/2015 10:34
Long Đan (còn gọi là Đan Chế, Đan Hộ) là tên gọi xưa của xã Thạch Long (Thạch Hà) - nơi nổi tiếng với nghề đan lát truyền thống các sản phẩm gia dụng như: thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia, gàu tát nước, rổ, rá...

Đã là người dân Thạch Long, hẳn không ai không biết đến câu ca ông cha để lại:

Đan Chế có nghề đan

Gặp bấn túng cơ hàn

Có nghề đan chế lại

Không ai còn nhớ rõ nghề đan lát xuất hiện ở Thạch Long từ bao giờ, chỉ biết rằng, ngày xưa, cả xã sinh sống chủ yếu nhờ vào nghề này. Trước đây, nghề đan truyền thống ở Thạch Long rất phát triển, thịnh vượng nhất từ năm 1990 trở về trước. Cả xã có trên 80% gia đình theo nghề. Sản phẩm chủ yếu là thúng, mủng, dần, sàng, rổ, rá... Ngoài nghề nông, đan lát được coi là nghề mang lại thu nhập chính cho cả làng. Cứ có sản phẩm đem ra chợ bán là thương lái mua hết, với giá khá ổn. Bà Nguyễn Thị Châu - Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi xóm Nam Giang kể: “Thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề đan, ấy là khi bà còn rất nhỏ, theo anh chị đi học đan ở các phường đan trong làng. Thuở ấy, nhà nào cũng có lao động chính đan lát, cả làng lập thành nhiều phường như: phường bà Cháu Duyên, phường cố Điền, phường Cụ Mao, phường cố Hiến...

Nghề truyền thống Long Đan và câu hát giặm

Cụ Nguyễn Văn Điền (76 tuổi) ở xóm Nam Giang theo nghề đan lát từ khi còn trẻ và đến nay vẫn giữ được nghề.

Đặc biệt, thanh niên trai gái trong làng tập trung đến phường để đan. Nhiều đôi lứa gặp gỡ, tìm hiểu rồi lấy nhau cũng nhờ những phường đan, bởi thế mới có câu:

Phường đan có hát giao duyên

Kết nên đôi bạn hiền

Kết thành phường tri kỷ.

Từ những đêm trăng vừa đan, vừa hát, trong xóm Nam Giang, nhiều đôi trai gái đã nên duyên vợ chồng như: ông Hoàn - bà Hân; ông Bốn - bà Tỉu; ông Duyên - bà Thỉu, ông Anh - bà Tỷ...” .

Nói về nghề đan lát truyền thống của xã, ông Nguyễn Hữu Phước - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã chia sẻ: “Bây giờ, nghề đan Thạch Long không còn hưng thịnh như ngày xưa nữa. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, các sản phẩm bằng nhựa, inox xâm nhập thị trường với giá rẻ, phong phú chủng loại nên các sản phẩm từ nghề đan như: rổ, rá, kiềng... không còn được ưa chuộng. Tuy nhiên, một số sản phẩm gắn liền với nghề nông như: thúng, mủng, dần, sàng... thì vẫn không thể thay thế được”. Bởi vậy, nghề đan Thạch Long đến nay vẫn còn sức sống bền bỉ. Sản phẩm đan lát của Thạch Long được ưa chuộng bởi độ bền, sự tỉ mẩn trong từng que tre, sợi mây của những người làm nghề.

Hiện nay, xã Thạch Long có 6/8 làng với khoảng 200 hộ theo nghề đan lát, trong đó, tập trung chủ yếu ở Nam Giang và Hội Cát, mỗi làng có từ 30-40 hộ. Nghề đan được coi là nghề phụ của nông dân Thạch Long lúc nông nhàn nhằm kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình. Những lúc không phải ra đồng, tranh thủ thời gian nhàn rỗi, các bà, các chị lại tụ tập nhau, mỗi người một bó tre vót sẵn tập trung ở một nhà cùng đan lát, trò chuyện rôm rả. Việc đan lát vì thế trở nên nhẹ nhàng hơn, những vất vả, mệt mỏi của một ngày làm việc đồng áng như vơi bớt.

Chị Nguyễn Thị Hoa (xóm Đan Trung) chia sẻ: “Nghề này tuy thu nhập thấp nhưng tranh thủ được tối đa thời gian rảnh rỗi. Nếu chăm chỉ thì mỗi ngày tôi cũng đan được đôi thúng, bán với giá 80.000 đồng hay cặp rá, dần, có giá khoảng 50.000 đồng... Mặc dù nghề đan không đem lại sự giàu có, sung túc như ngày xưa, nhưng là nghề phụ giúp nuôi sống gia đình”. Cũng theo chị Hoa, để làm ra một sản phẩm mây tre đan thì người đan phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn như: chọn, chẻ tre, phơi khô, vót trơn, đan, dát, gác bếp chống mối mọt rồi ngâm nước làm vành, lên khuôn, nức… Sau khi làm xong, mang ra các phiên chợ tỉnh, chợ huyện bán sẽ được giá hơn, nếu không thì bán ở chợ Trẻn, chợ Rú gần nhà. Tinh mơ, độ 4h sáng, chợ Trẻn, chợ Rú tấp nập người mua, kẻ bán. Thúng, mủng, dần, sàng, rổ, rá... từ đó cũng theo xe các lái buôn đi khắp các chợ trong huyện và tỉnh để đến với bà con nông dân khắp mọi nơi.

Cùng với sự phát triển của xã hội, các mặt hàng đan lát không còn nhiều chỗ đứng trên thị trường, nghề đan xã Thạch Long cũng vì thế mà mai một. Tuy nhiên, đan lát không chỉ là nghề kiếm thêm thu nhập cho người nông dân lúc nông nhàn mà nó như một biểu tượng văn hóa bền bỉ, đậm đà bản sắc riêng của người dân Thạch Long cần được gìn giữ và lưu truyền, để những câu hát ví phường Đan Chế mãi ngân lên trong đời sống người dân nơi đây:

Đất Đồng Môn dệt vải

Đất Cổ Đạm vắt nồi

Đất Đan Chế bầy tui

Thúng mủng nức xong rồi

Ra chợ Trẻn chào mời

Mua đôi mủng chú ơi

Mua đôi thúng bà ơi

Cứng bằng 5 sắt nguội

Cứng bằng 10 sắt nguội...

Phan Trâm
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 76740

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60398697