Sau hơn 6 tháng triển khai, hiện nay có 300 hội viên, nông dân (trong tổng số 829 hội viên nông dân của xã) tham gia thực hiện xây dựng mô hình. Ban chỉ đạo đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn một Bộ luật, như: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Giao thông đường bộ; Luật Hôn nhân và gia đình, Luật đất đai …; tham mưu với chính quyền xã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể cùng phối hợp tổ chức các hoạt động: tham gia hòa giải mâu thuẫn, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật. Đặc biệt Hội Nông dân đã tham gia trực tiếp vào giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của nông dân; tổ chức đối thoại, giải thích những vướng mắc của nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các chương trình, dự án đền bù, thu hồi đất tại địa phương.
Ông Dương Kim Hợi – Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, quá trình xây dựng mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26, các cán bộ đã tổ chức tập huấn đến tận các chi hội, từ đó đã thiết thực góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về một số Luật cho hội viên nông dân; giúp nhân dân hiểu và phát huy tác dụng trong công tác hoà giải tại các tổ, trình tự thủ tục, quy trình thực hiện khiếu nại, tố cáo, từ đó hạn chế được đơn thư nặc danh, vượt cấp, an ninh trật tự xã hội được tốt hơn.
Thời gian tới Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh sẽ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh phối kết hợp cùng với Hội để tập huấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên nông dân, đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa, các xã xây dựng nông thôn mới. Hàng năm Hội Nông dân tỉnh sẽ giao chỉ tiêu cho Hội Nông dân các huyện, thị, thành mở các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân, thành lập các câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”