Theo đó trong thời gian 3 tháng, gần 50 học viên sẽ được học lý thuyết gắn với mô hình thực tiễn. Nội dung chương trình học bao gồm: chuẩn bị cây giống, chuẩn bị đất trồng, trồng và chăm sóc, quản lý dịch hại, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, các học viên còn được các giảng viên hướng dẫn thực hành tại thực địa để củng cố kiến thức.
Hương Minh là địa phương có tiềm năng lợi thế về đất đai, phù hợp để phát triển trồng cây ăn quả có múi, hiện nay toàn xã có trên 209 ha cây ăn quả, trong đó năm 2018 toàn xã trồng mới 36 ha. Tuy nhiên bà con nhân dân chủ yếu trồng cây dựa vào kinh nghiệm và truyền thống, vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.
Lớp kỷ thuật trồng cây ăn quả có múi lần này là điều kiện tốt để bà con nhân dân nắm bắt được KHKT, nâng cao kiến thức, hiểu rõ hơn về phương pháp trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi, cách chọn cây giống tốt, nhu cầu sinh thái, đất đai, cách tính lượng và nguyên tắc bón phân, phương pháp thiết kế vườn trồng cây ăn quả, cách nhận biết các đối tượng dịch hại và biện pháp phòng trừ, quản lý; cách nhận biết thời điểm thu hái, cách thu hoạch và bảo quản sản phẩm khoa học… từ đó áp dụng tốt vào sản xuất, tiếp tục nhân rộng diện tích trồng cây ăn quả có múi, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xây dựng thành công xã NTM nâng cao.
Lê Thủy- Thu Hương/http://vuquang.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn