09:03 ICT Thứ năm, 10/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chưa có cơ sở giảm lãi suất ngân hàng

Thứ sáu - 13/01/2012 14:36
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, bước sang năm 2012 lạm phát có thể xuống thấp tuy nhiên chưa có cơ sở giảm lãi suất do các ngân hàng thiếu thanh khoản nên không có tiền cho vay.
Chưa có cơ sở giảm lãi suất ngân hàng
Cập nhật lúc 06h27" , ngày 13/01/2012 - 

 

(VnMedia) – Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, bước sang năm 2012 lạm phát có thể xuống thấp tuy nhiên chưa có cơ sở giảm lãi suất do các ngân hàng thiếu thanh khoản nên không có tiền cho vay.

Hôm qua (12/1), Diễn đàn quốc tế dành cho lãnh đạo doanh nghiệp - CEO World Forum 2012 đã chính thức được diễn ra, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao trong và ngoài nước.

Hai kịch bản tăng trưởng trong năm 2012

Phát biểu tại Diễn đàn, nhiều chuyên gia nhân định trong năm 2011 vừa qua, kinh tế Việt Nam gặp nhiều biến động: lạm phát tăng cao dừng ở mức 18,9%, giá điện tăng 2 lần trong năm lên mức 20,8%, chứng khoán tụt dốc dưới 400 điểm, tỷ giá vàng và ngoại tệ leo thang gây bất ổn đồng nội tệ, bất động sản đóng băng, một số dự án phải bán lại hoặc hạ giá để kích cầu. 

Tình hình kinh tế khó khăn đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều thách thức lớn. Những quy định về trần lãi suất gắt gao càng khiến cơ hội tiếp cận vốn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, diễn biến tỷ giá phức tạp và động thái thắt chặt cơ chế quản lý ngoại tệ, thì doanh nghiệp và bản thân lãnh đạo mỗi doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn.

Song hành với những khó khăn 2011, vừa qua Chính phủ đã quyết định đưa ra chính sạch hạ mức tăng trưởng GDP xuống khoảng 6 - 6,5% trong năm 2012 để ưu tiên giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô. 
 

 Ảnh minh họa

 Năm 2012, lạm phát sẽ giảm


Với mục tiêu đó, ông Lê Xuân Nghĩa dự báo rằng sẽ có hai kịch bản tăng trưởng trong năm 2010.

Theo đó, kịch bản tốt thì trong năm 2012, tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 6 - 6,3%. Đây là kịch bản xảy ra với các điều kiện, kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức khá cao (từ 3,2-4%), tỷ trọng đầu tư công của khu vực tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội cần tăng từ 35,2% năm 2011 lên mức 43% năm 2012. Trong khi tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước giảm từ 38,9% xuống còn 34% năm 2012, tăng trưởng tín dụng cần trên 25%.

Đối với kịch bản trung bình, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2012 có thể đạt mức 5,6 - 5,9%, khi kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức thấp (2,4 - 3,2%), tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân chiếm 40,5% - 41% tổng đầu tư toàn xã hội; trong khi tỷ trọng của khu vực nhà nước là 36,5 - 37%. Tăng trưởng tín dụng ở mức từ 15 – 17%.

Lạm phát giảm, lãi suất chưa có cơ sở

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, một nhiệm vụ trọng tâm nhất và cần thực hiện ngay trong quý 1/2012 là ổn định thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Việc này sẽ phải thông qua các công cụ như tái cấp vốn trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước, mở rộng cơ chế cho phép các ngân hàng kinh doanh vàng tài khoản để sử dụng vốn từ vàng bổ sung cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng…

Cũng theo ông Nghĩa, lạm phát năm 2012 có thể giảm xuống thấp, tuy nhiên chưa có cơ sở để giảm lãi suất, nguyên nhân là do các ngân hàng thiếu thanh khoản nên không có tiền cho vay, lòng tin người dân chưa phục hồi.

Đặc biệt, nợ xấu còn rất lớn và không thể giải quyết trong một vài tháng, theo đó nguồn vốn quay trở lại ngân hàng rất ít, khiến chi phí cho vay tăng lên, ông Nghĩa phân tích.

Bên cạnh những phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô, ông Lê Xuân Nghĩa cũng đưa ra những kiến nghị chính sách, trong đó vẫn đề mấu chốt vẫn là tiếp  tục  tập  trung kiềm chế  lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở  thực hiện. 

Cùng với đó là tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, tổ chức tốt thị trường trong nước và khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu. 

Ngoài ra, việc tái cơ cấu nền kinh  tế cần thực hiện với 3  trọng  tâm:  Tái cơ cấu đầu  tư công;  tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực. Thúc đẩy cải cách hành chính, phát  triển bộ máy nhà nước  theo mô hình cung cấp dịch vụ công. 

Phát biểu tại Diễn đàn, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng nhận định rằng, trong ngắn hạn, cụ thể là năm 2012, dường như ưu tiên hàng đầu của Việt Nam vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, chủ trương thận trọng về cả tiền tệ lẫn tài khóa sẽ được kiên trì.


Minh Hường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 197


Hôm nayHôm nay : 25171

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 459148

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 69106764