Chia sẻ trên diễn đàn của VTV6 về lương, một sinh viên sắp ra trường băn khoăn không biết có nên vào làm khu vực công khi lương mới đáp ứng một nửa nhu cầu cơ bản.
Văn Thị Quỳnh Nhung, sinh viên năm cuối ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, tính toán nhu cầu cơ bản của một sinh viên mới ra trường: ăn, mặc, ở khoảng 3,8 triệu đồng/tháng với tiền ăn khoảng 70.000 đồng/ngày, tiền thuê nhà có tính cả điện, nước tốn khoảng 1,5 triệu đồng và chi phí cho việc ăn mặc. Các nhu cầu "cũng không thể thiếu" khác như y tế, học hành, xăng xe… Tổng cộng cũng vượt quá 5 triệu/tháng.
|
Bao giờ cán bộ, công chức sống được bằng lương? Ảnh minh họa: VTV |
Nếu làm trong khu vực công, lương của một sinh viên mới ra trường chỉ khoảng 2 triệu đồng.
"Vậy 3 triệu đồng còn lại lấy đâu ra?", Quỳnh Nhung đặt câu hỏi.
Vì vậy cô sinh viên này
"không có kế hoạch làm trong khu vực công".Đáp ứng một nửa nhu cầu cơ bảnPhóng sự ngắn trong chương trình Đối thoại trẻ của VTV6 ngày 15/1 với chủ đề "Bao giờ cán bộ, công chức sống được bằng lương" chỉ ra trong 10 năm qua với 8 lần tăng lương, thu nhập của phần đông công chức vẫn không theo kịp lạm phát, tằn tiện thì chỉ đủ sống chứ "
chưa dám nghĩ đến nhu cầu văn hóa, tinh thần".Lương không đủ trang trải cho bản thân và gia đình, việc nhiều công chức phải xoay xở bằng nhiều cách "không trong sạch", tiêu phí thời gian nhà nước để làm "chân trong, chân ngoài" kiếm thêm, là một thực trạng đáng buồn.
Tham gia đối thoại, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc nhận định
"không thể tiếp tục trả lương theo nhu cầu tối thiểu tính bằng calo của 20 năm trước"."Đất nước đã phát triển, phát sinh nhiều nhu cầu sống mới, cần điều tra nghiên cứu những nhu cầu cơ bản của người lao động để có cách tiếp cận mới về lương", ông Phúc nói.
Theo ông, với các nhu cầu cơ bản của người lao động hiện nay gồm ăn uống, đảm bảo sức khỏe, giải trí, đi lại, học hành, giao lưu trong cộng đồng, nuôi con, trợ giúp bố mẹ già, nhà ở và tích lũy để ứng phó những biến động cuộc sống, tiền lương mới chỉ đáp ứng được một nửa.
Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương - Bộ Nội vụ, chỉ ra 4 căn cứ đang được áp dụng để tính lương: nhu cầu tối thiểu, khả năng của ngân sách, mức tiền công trung bình và tỉ lệ trượt giá.
Ông Dũng cho biết
"lương công chức thua xa khu vực tư nhân và FDI".Ứng xử đúng với "vệ sĩ quốc gia"Ông Thang Văn Phúc nhận định việc trả lương đúng và đủ cho công chức phải được coi là đầu tư cho nguồn nhân lực công có vai trò rất quan trọng đối với đất nước.
Theo cách gọi của chương trình, họ là những "vệ sĩ quốc gia" của thời đại mới: họ làm ra chính sách, hướng dẫn thi hành luật pháp và kiểm soát, giám sát việc thực hiện chính sách. Họ chính là những người đang hàng ngày thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực xã hội.
"Cải cách tiền lương sẽ tạo động lực mới cho nền công vụ để đất nước được quản lý tốt hơn", ông Phúc nói.
Hệ thống thang, bảng lương quá phức tạp và khó hiểu đang áp dụng được đánh giá là quân bình chủ nghĩa và không có tác dụng khuyến khích công chức. Thang, bảng lương hiện chia quá nhỏ, công chức phấn đấu cả đời cũng không được lương cao; phân chia không hợp lý nên không phân biệt được trình độ để khuyến khích họ phấn đấu.
"Nhìn vào thang, bảng lương không thể biết gì về năng lực, trình độ và hiệu quả làm việc của công chức", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.
Giải pháp tối ưu cải cách tiền lương, đã được các chuyên gia kiến nghị nhiều lần, là tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ. "
Cần phân tách rõ 3 khu vực: quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh và dịch vụ công để trả lương tương xứng", ông Thang Văn Phúc nói.
Ông Nguyễn Quang Dũng lưu ý trong 6-7 triệu người hưởng lương từ ngân sách, chỉ có 400.000 công chức trực tiếp làm công việc quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Do vậy, giảm biên chế phải theo hướng tăng được lương, đồng nghĩa với yêu cầu xác định lại vị trí việc làm, chức năng nhiệm vụ và yêu cầu hiệu quả công việc của từng công chức để trả lương phù hợp.
Giải pháp thứ hai, theo ông Phúc, là tăng nguồn lực cho ngân sách để trả lương công chức. Nguồn này có thể lấy từ việc tái cấu trúc đầu tư công và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: "Hiện vốn ngân sách đang chiếm đến 40% tổng đầu tư xã hội, nếu giảm được tỉ lệ này, sẽ có thêm ngân sách để trả lương công chức".
Giải pháp đều đã rõ, điều quyết định là quyết tâm chính trị để thực hiện - ông Nguyễn Quang Dũng nhấn mạnh.
Cần tư duy khác Ông Thang Văn Phúc cho biết lương Thứ trưởng lúc về hưu của ông là hơn 7 triệu đồng, "chỉ đủ cho bản thân, nhưng tôi thuộc thế hệ trở về sau chiến tranh, so với những đồng đội đã hy sinh, còn sống và còn được cống hiến là may lắm rồi". "Nhưng trong thời đại mới, phải có tư duy khác về lương công chức", ông Phúc nói. Ông Nguyễn Quang Dũng cho biết lương của ông khoảng 5 triệu đồng, "thấp hơn lương vợ đang làm trong bệnh viện là khu vực sự nghiệp". "So với các khu vực khác là thấp, nhưng ở trong hệ thống, biết hoàn cảnh ngân sách và nền kinh tế, tôi hiểu và thông cảm", ông Dũng nói. |
Theo Vietnamnet