09:37 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Huyện Cẩm Xuyên


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lươn nhân tạo trong bể không bùn – Hướng đi mới cho người chăn nuôi Hà Tĩnh trong giai đoạn bão dịch

Thứ hai - 30/09/2019 22:06
Lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được dùng để chế biến nhiều món ăn. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên, một số hộ dân trên địa bàn các xã Cẩm Thăng, Cẩm Mỹ và thị trấn Thiên Cầm đã thực hiện mô hình nuôi lươn nhân tạo trong bể không bùn, bước đầu cho kết quả triển vọng.
Thời gian gần đây, lợn liên tiếp bị dịch bệnh hoành hành, khiến cho nhiều người nông dân bỏ chuồng nuôi, không có việc làm, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Tháng 4/2019 được sự chỉ đạo của UBND huyện Cẩm Xuyên, Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên hỗ trợ người dân chuyển đổi hướng sản xuất sang nuôi lươn nhân tạo trong bể không bùn.
    Chị Hoàng Thị Việt Hà - CBKT, Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên, cho hay: "Mô hình thực hiện thí điểm tại 3 xã Cẩm Mỹ, Cẩm Thăng và thị trấn Thiên Cầm với 3 hộ dân tham gia. Mô hình nuôi lươn nhân tạo không bùn trước đây cũng đã được một số địa phương triển khai nhưng không hiệu quả vì người dân sử dụng con giống đánh bắt tự nhiên.
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy yếu tố quyết định thành công của mô hình là ở con giống và đã cùng người dân tìm hiểu nhiều cơ sở sản xuất giống lươn. Sau đó quyết định lấy con giống ở Đồng Nai”.
Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, ông Hoàng Trọng Luận (thôn Mỹ Sơn, xã Cẩm Mỹ), ông Nguyễn Thành Biên (thôn 6, xã Cẩm Thăng, Cẩm Xuyên) đã cải tạo chuồng lợn cũ thành bể nuôi lươn.  Lươn được nuôi trong bể lót bạt hoặc trên nền xi măng, gạch bê tông. Đáy bể nghiêng 3 độ về hướng cống để nước thoát ra dễ dàng. Cần có các ống cấp nước cho bể lươn nhưng tránh gây động mạnh. Người nuôi cũng cần chuẩn bị vòi xịt để vệ sinh nơi lươn nằm để tránh ô nhiễm bể nuôi. Khi xịt nước nên xịt từ ngoài vào, không xịt trực tiếp lên lươn. Trong bể kê các sạp tre, gỗ và các giá thể bằng ni lông làm chỗ cho lươn trú ẩn.
 

 

Ông Luận cho hay: “Được sự hỗ trợ về con giống và hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn của Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên Lươn, gia đình tôi mạnh dạn thả 6.500 con lươn. Nuôi lươn không bùn tiết kiệm chi phí, dễ chăm sóc, nhu cầu thị trường cao. Thức ăn cho lươn chủ yếu là các loại cá tạp, ốc bươu xay nhuyễn trộn cùng bột cám. Nếu tuân thủ đúng quy tắc “bốn định”, bao gồm định khối lượng thức ăn, định chất lượng thức ăn, định vị trí cho ăn, định thời gian cho ăn thì lươn rất nhanh lớn”.
Ông Nguyễn Thành Biên phấn khởi: “Lươn được thả nuôi trong 2 đợt, đợt 1 vào tháng 4 và đợt 2 vào tháng 7. Thời gian nuôi 1 lứa kéo dài trong 8 tháng. Hiện tại, lươn phát triển tốt, đồng đều và ít dịch bệnh. Tỷ lệ chết chỉ khoảng 5/100 con”.
Qua 5 tháng nuôi, lươn của gia đình ông Biên đạt trọng lượng 1,2 - 2 lạng/con. Dự tính đến khi xuất bán, lươn đạt trọng lượng tối đa từ 2 - 3 lạng/con.
Cũng theo ông Biên: “Gia đình nuôi 8.000 con lươn trừ tỷ lệ hao hụt thì đến khi xuất bán đạt sản lượng ít nhất 1 tấn. Với giá thị trường thấp nhất hiện nay là 120.000 đồng/kg, gia đình thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Trừ chi phí mua thức ăn, 8 tháng nuôi lươn lãi gấp 4 lần thả nuôi 2 lứa lợn”.
Ông Lê Văn Danh - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên nhận định: Qua thành công bước đầu tại 3 thí điểm, ngành nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên dự kiến sẽ nhân rộng mô hình nuôi lươn không bùn thay thế cho chăn nuôi lợn trong giai đoạn bão dịch, giúp người dân có công ăn việc làm, ổn định thu nhập gia đình./.
Theo Hà Trần/sonongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 168

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 160


Hôm nayHôm nay : 46439

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1060153

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60068476