23:06 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Định: Phát triển diện tích lúa lai nâng cao hiệu quả kinh tế

Thứ sáu - 15/03/2013 10:19
Tỉnh Bình Định đang tập trung phát triển diện tích canh tác lúa lai trên diện rộng nhằm phát huy hiệu quả kinh tế trên đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực cho vùng đồng bằng dân tộc thiểu số miền núi...


 

Vụ lúa Đông Xuân 2012 - 2013 tại Bình Định đang cho thu hoạch, với hơn 9.000 ha canh tác các giống lúa lai cho năng suất và hiệu quả cao hơn hẳn các giống lúa thuần khác, nông dân trồng lúa lai tại Bình Định vẫn được mùa bội thu trong bối cảnh sản xuất gặp nhiều khó khăn. Ông Trần Khánh Khâm, ở tổ 3, khu vực 3, phường Nhơn Phú (thành phố Quy Nhơn), cho biết: “Vụ này, tôi canh tác giống lúa lai ba dòng Đắc ưu 11, năng suất thu được 80 tạ/ha. Quá trình canh tác giống lúa này có thuận lợi là đơn giản, nhẹ phân, ít sâu bệnh, thu hoạch sau cấy 90 ngày nên sử dụng nước tưới cũng khá thuận, tránh được những thời điểm nắng hạn kéo dài”.

 

Với năng suất bình quân đạt từ 75 - 80 tạ/ha/vụ, cao hơn năng suất các giống lúa thuần truyền thống từ 15 - 20 tạ/ha/vụ, các giống lúa lai đã đứng chân được tại Bình Định nhiều năm qua như Syn 6, lai ba dòng Đắc ưu 11, Nhị ưu 838… Ông Trương Tử Trực, tổ 4, khu vực 3, phường Nhơn Phú (thành phố Quy Nhơn) cho hay, mảnh ruộng 750m2 của ông đã được canh tác lúa lai mấy vụ qua, hiệu quả cao hơn hẳn so với lúa thuần. Việc canh tác lúa lai cũng không khó hơn lúa thuần mà phân, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cũng ít hơn, trong khi công chăm sóc được giảm đáng kể.

 

Để phát triển diện tích lúa lai, suốt 5 năm qua, Bình Định đã áp dụng chính sách hỗ trợ giống cho bà con nông dân. Ban đầu, vùng đồng bằng được hỗ trợ 50%, vùng miền núi được hỗ trợ 100% chi phí giống. Nhờ đó, diện tích lúa lai được tăng dần, hiệu quả kinh tế, hiệu suất canh tác của nông dân cũng được tăng lên rất cao. Đến nay, chính sách hỗ trợ được giảm xuống còn 15% đối với vùng đồng bằng canh tác lúa lai. Hiện tại, Bình Định đã nâng diện tích canh tác lúa lai lên trên 9.000ha/năm (2 vụ), sắp đạt tới mục tiêu 10.000 ha/năm như kế hoạch đã đề ra. Để đưa dần lúa lai vào canh tác tại Bình Định, UBND tỉnh đã có chủ trương và các ngành chức năng đã tiến hành các bước thận trọng từ khảo nghiệm, sản xuất diện hẹp đến khuyến khích nông dân mở rộng đại trà, sử dụng giống lúa lai cho các cánh đồng mẫu lớn… Theo đánh giá của tỉnh thì việc canh tác lúa lai đã nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bình Định một cách rõ rệt. Điều khó khăn duy nhất hiện nay chỉ là giá giống lúa lai khá cao với khoảng trên dưới 120.000 đồng/kg. Khi nông dân nhìn vào giá lúa giống vẫn còn e ngại; tuy nhiên với việc canh tác chỉ 2 - 2,5 kg/sào đất và với năng suất cao đã qua nhiêu năm canh tác, hiệu quả sử dụng lúa lai vẫn cao hơn nhiều so với lúa thuần.

 

Bình Định hiện vẫn tiếp tục giữ chính sách hỗ trợ nông dân phát triển diện tích trồng lúa lai, trong đó sẽ tập trung đưa lúa lai về với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhiều hơn. Riêng vụ Đông Xuân này, huyện miền núi Vĩnh Thạnh có 931 ha lúa thì đã có đến 660 ha canh tác các giống lúa lai; huyện Tây Sơn có khoảng 1.200 ha thì lúa lai đã đứng chân được 550 ha… Với năng suất vượt trội, lúa lai đã giúp cho các vùng cao, miền núi tại Bình Định đảm bảo ổn định lương thực, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh đạt 4 - 5%/năm. Quan trọng hơn, chính sách hỗ trợ giống lúa để nông dân phát triển diện tích trồng lúa lai đã thật sự đi vào lòng dân, được người dân ủng hộ, hưởng ứng và đã đạt hiệu qua cao.

 

LK

Theo Tạp chí Khuyến Nông Việt Nam
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1091202

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60099525